Những Trường Đại Học Y Ở Việt Nam

Những Trường Đại Học Y Ở Việt Nam

A: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nguyện vọng du học Nhật Bản chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên am hiểu các thông tin bên phía Nhật Bản.

A: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nguyện vọng du học Nhật Bản chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên am hiểu các thông tin bên phía Nhật Bản.

Q: Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm thế nào để được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam?

A: Để được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo khoa học sức khỏe, sinh viên phải thực hành tối thiểu 9 tháng tại các Bệnh viện/cơ sở Y tế được công nhận tại Việt Nam. Sinh viên sau khi kết thúc 9 tháng thực hành Bệnh viện làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề gửi về các sở Y tế, Bộ Y tế để được xét duyệt cấp chứng chỉ. Theo quy định hiện tại có công nhận việc thực hành 9 tháng tại các bệnh viện của Nhật Bản, tuy nhiên trên thực tế chưa có trường hợp nào được Bộ Y tế phê duyệt. Trong tương lai, việc thực hành tại Nhật Bản cũng có thể được xem xét công nhận.

Q: Sau khi tốt nghiệp THUV, trường hợp làm việc tại Nhật Bản, nhà trường có hỗ trợ để thi chứng chỉ Quốc gia hay không?

A:Sau khi tốt nghiệp THUV, trường hợp làm việc tại Nhật Bản, nếu sinh viên có nguyện vọng nhà trường sẽ hỗ trợ để thi chứng chỉ quốc gia.

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang liên kết với trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh (UHAS) tại Nhật Bản, sẽ kết hợp tổ chức các lớp ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ Quốc gia của điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Với các ngành kỹ thuật xét nghiệm y học và kỹ thuật hình ảnh y học sẽ hỗ trợ tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Q: Nhà trường sử dụng ngôn ngữ nào để giảng dạy?

Về cơ bản ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) là tiếng Nhật và tiếng Việt. Tiếng Nhật chiếm khoảng 40 ~ 60% còn lại là tiếng Việt, tuy nhiên một số học phần sẽ sử dụng tiếng Anh.

Q: Nhà trường có triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản (Đào tạo nước ngoài) hàng năm không? Cho biết các thông tin cụ thể như chi phí tham gia, nội dung đào tạo, nghĩa vụ tham gia.

A: Nhà trường có kế hoạch triển khai đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản hàng năm. Phí tham gia là khoảng 1,500 USD (Tùy thuộc vào từng thời điểm sẽ có thay đổi). Nội dung cơ bản là tham quan Bệnh viện của Nhật Bản, tham gia giờ học của trường Đại học Ningen Sougou Kagakku (Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh – Nhật Bản). Việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc.

Q: Việc lựa chọn Bệnh viện thực hành 9 tháng để hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề của Việt Nam được quyết định như thế nào?

A: Về cơ bản, thì Bệnh viện thực hành sẽ do cá nhân sinh viên tự lựa chọn. Tuy nhiên nếu sinh viên có nguyện vọng nhà trường sẽ có hỗ trợ việc tìm kiếm – giới thiệu các Bệnh viện thực hành nhà trường đang liên kết, cũng như  hỗ trợ trong quá trình thực hành. Việc thực hành này sẽ phát sinh chi phí và thay đổi tùy theo qui định của mỗi Bệnh viện.

Q: Tỷ lệ phụ trách của giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt hiện nay như thế nào?

A: Tuỳ theo từng ngành học mà tỷ lệ giảng viên phụ trách giảng dạy có sự khác biệt, nhưng tỷ lệ cở bản như sau đây:

40 ~ 60% học phần do giảng viên người Nhật phục trách và số còn lại do giảng viên người Việt phụ trách. Cụ thể, trong số giảng viên người Nhật thì 50% là giảng viên thường trực và 50% là giảng viên giảng dạy theo dạng sang công tác, các buổi học trực tuyến. Hiện tại do ảnh hưởng của COVID-19 trên toàn Thế giới, các chuyến bay Quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam đang bị hoãn nên việc sang Việt Nam công tác trở nên hết sức khó khăn, do đó tỷ lệ các bài giảng theo hình thức Online tăng hơn so với trước đây.

Về đội ngũ giảng viên người Việt Nam,  có những giảng viên đã từng học tập và được cấp chứng chỉ quốc gia (Chứng chỉ hành nghề) của Nhật Bản về Điều dưỡng, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Do đó sinh viên có thể học tập nền Y tế của cả Nhật Bản và Việt Nam.

Q: Sinh viên sau khi tốt nghiệp THUV, làm thế nào để lấy được chứng chỉ Quốc gia (Chứng chỉ hành nghề) của Nhật Bản?

A: Để lấy được chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản sinh viên cần dự thi và đỗ kỳ thi lấy chứng chỉ Quốc gia tại Nhật Bản.

Tư cách để dự thi lấy chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản có 2 điều kiện cơ bản sau:

1) Được giáo dục theo tiêu chuẩn Nhật Bản

2) Có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1.

Chương trình giáo dục của THUV đạt theo tiêu chuẩn Nhật Bản và đào tạo tiếng Nhật nên sinh viên có nhiều cơ hội để lấy chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản.

Đối với Ngành điều dưỡng thì cần có chứng chỉ hành nghề của Việt Nam.

Q: Giảng viên dạy tiếng Nhật là người nước nào?

A: Giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt thành thạo tiếng Nhật sẽ phụ trách việc giảng dạy tiếng Nhật. Ngoài những giờ học trên lớp theo qui định, giảng viên nhà trường luôn tích cực – chủ động giao tiếp với sinh viên  giúp các em có thể nâng cao năng lực hội thoại cũng như hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản.

Q: Trường hợp đi Nhật, thì được cấp Visa loại gì?

A: Hiện tại có các loại visa  là: Visa du học, visa lao động như visa kỹ năng đặc định (chăm sóc), visa Y tế, visa làm việc cho các hoạt động văn hóa,  kinh doanh quốc tế. Tại Nhật Bản, hiện nay trong lĩnh vực Y tế đang có xu hướng mở cửa cho người lao động nước ngoài. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin thường xuyên.

Bổ sung: Sinh viên của THUV sau khi lấy được visa kỹ năng đặc định (chăm sóc) sẽ có thể làm việc với tư cách là trợ lý điều dưỡng hoặc trợ lý vật lý trị liệu tại một số bệnh viện có liên kết. Visa kỹ năng đặc định (chăm sóc) này không phải là visa Kaigo (là visa cho người có tư cách là nhân viên chăm sóc phúc lợi, tham gia các công việc chăm sóc hoặc hướng dẫn công việc chăm sóc).

CÂU HỎI KHÁC (ngoài các câu hỏi ở trên quí vị có thể đặt câu hỏi cho nhà trường bằng cách liên hệ về)

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM

SỰ LỰA CHỌN CHO MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG !

Q: Hãy cho biết về học vị cụ thể của Giảng viên đang tham gia giảng dạy tại trường? (Tiến sĩ, Thạc sĩ v.v..)

A: Học vị của Giảng viên đang tham gia công tác giảng dạy tại trường cụ thể như sau: có 26 Tiến sĩ và 17 Thạc sĩ.

Q: Ngoài học phí ở trên có phải đóng thêm khoản nào nữa không?

A:Ngoài học phí còn phát sinh một số chi phí khác như: sách tham khảo, áo blue khi thực tập, áo đồng phục trường, phí đào tạo Giáo dục quốc phòng an ninh, bảo hiểm y tế…. Trường hợp sinh viên tham gia đào tạo nước ngoài thì sẽ phát sinh thêm chi phí đó. (Số liệu thực tế trước đây: khoảng 1,500USD)

Q: Với 4 năm học, học phí của các năm có giống nhau không?

A: Học phí của năm học 2024-2025 là 77.000.000 VNĐ.  Học phí này đã bao gồm phí thực tập và cơ sở vật chất. Mức học phí sẽ thay đổi tùy theo sự biến động của vật giá cũng như chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Q: Nhà trường có giảng viên nước ngoài khác ngoài giảng viên người Nhật không?

A: Đã từng có giảng viên nước ngoài khác làm việc tới tháng 9 năm 2020 nhưng hiện nay thì không.

Q: Sinh viên sau khi tốt nghiệp THUV có thể làm việc tại Nhật Bản không?

A: Sinh viên sau khi tốt nghiệp THUV có cơ hội làm việc tại Nhật Bản.

Đối với ngành điều dưỡng và kỹ thuật phục hồi chức năng, sau khi lấy được chứng chỉ quốc gia tại Nhật Bản (Chứng chỉ hành nghề) sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc Y tế với tư cách là Điều dưỡng viên hay Kỹ thuật viên vật lý trị liệu/PHCN. Trước khi lấy được chứng chỉ Quốc gia, có thể đảm nhận công tác chăm sóc bệnh nhân và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế với tư cách nhân viên hỗ trợ chăm sóc, nhân viên hỗ trợ vật lý trị liệu/PHCN.

Đối với ngành học Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật hình ảnh y học có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.

Và dù trong trường hợp nào đi chăng nữa thì đều cần tới năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ.