Xem thêm các ngành trực thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin:
Xem thêm các ngành trực thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin:
Công việc chính của lập trình viên web là tạo ra các ứng dụng chạy trên trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Firefox và các ứng dụng web động khác. Website có thể chia thành hai loại là web động và web tĩnh, tuy nhiên, lập trình viên thường tập trung vào việc tạo web động, bao gồm cả các web ứng dụng.
Mức lương của nhân viên lập trình web dao động từ khoảng 10.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng, phụ thuộc vào cấp bậc, kinh nghiệm và môi trường làm việc. Tuy cơ hội phát triển trong ngành này ở mức trung bình, nhưng có thể trở nên hấp dẫn với những ai có năng lực và kỹ năng lập trình web tốt.
Ngoài thắc mắc về ngành công nghệ thông tin tiếng anh là gì? Không ít người lo lắng sự bão hòa của ngành này trong tương lai. Tuy nhiên, công nghệ thông tin đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng nhất trên toàn cầu trong những năm gần đây. Theo thống kê của Gartner, giá trị thị trường phần mềm toàn cầu đã vượt qua mốc 500 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 và dự kiến tiếp tục tăng lên hơn 600 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024.
Tại Việt Nam, ngành công nghệ thông tin cũng đang phát triển vượt bậc. Báo cáo FPT Digital cho biết, giá trị xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam đã đạt 13 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn ở Việt Nam như FPT, Viettel, CMC, và VNG đã được ghi nhận trong danh sách 500 công ty công nghệ thông tin tăng trưởng nhanh nhất và có doanh thu lớn nhất trên thế giới (Fortune Global 500).
Ngược lại, sự gia tăng đáng kể về số lượng người dùng internet tại Việt Nam cũng là một dấu ấn quan trọng. Theo thống kê của We Are Social, vào đầu năm 2022, hầu hết dân số Việt Nam, khoảng 70%, đã trở thành người tiêu dùng internet, tương đương gần 70 triệu người. Nhu cầu sử dụng smartphone và mobile internet cũng đang tăng mạnh tại Việt Nam.
=>> Xem thêm: Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
Hiện nay, hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trong đời sống xã hội như: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc smartphone nhỏ gọn trong tầm tay đến thế giới đám mây của công nghệ số. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Ngành công nghệ thông tin có triển vọng nghề nghiệp cực kỳ cao trong thời đại ngày nay
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Công nghệ thông tin thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư Công nghệ thông tin tương lai có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, xử lý - ứng dụng, hội nhập – làm chủ công nghệ theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ thông tin không, ngành Công nghệ thông tin xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ thông tin khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành ngành Công nghệ thông tin,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin và trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin giỏi trong tương lai.Cùng xem thêm cơ sở vật chất "xịn xò" của ngành Công nghệ thông tin tại HUTECH bạn nhé
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Ngành Công nghệ thông tin là ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ
Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất. Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.
Xét học bạ ngành Công nghệ thông tin sớm, cơ hội trúng tuyển cao!
Ngành công nghệ thông tin tiếng anh là gì? Ngành công nghệ thông tin tiếng Anh được gọi là “Information Technology” (viết tắt là IT). Đây là lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng máy tính và công nghệ để thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Công nghệ thông tin là một ngành rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực con như lập trình, phát triển phần mềm, hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, an ninh thông tin, trí tuệ nhân tạo, truyền thông số, thiết kế web và nhiều lĩnh vực khác.
Lĩnh vực công nghệ thông tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và đa dạng trong xã hội và kinh tế hiện đại. Nó thúc đẩy sự phát triển của hầu hết các ngành công nghiệp khác và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Công nghệ thông tin ảnh hưởng đến các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ công việc, giáo dục, giải trí cho đến giao tiếp và quản lý thông tin.
Cho ai chưa biết thì ngành IT bắt đầu từ thập kỷ 1940. Đây là thời kỳ đầu tiên của công nghệ thông tin. Máy tính đầu tiên xuất hiện và được sử dụng trong quân sự để tính toán các hàm phức tạp. Các máy tính này rất lớn và khó sử dụng.
Trong thập kỷ 1990, ngành công nghệ thông tin đã tiến một bước tiến làm thay đổi thế giới. Với sự phát triển của Internet đã thay đổi cuộc sống và giao tiếp của mọi người. World Wide Web (WWW) được phát minh bởi Tim Berners-Lee, và trở thành một nền tảng quan trọng cho việc chia sẻ thông tin và kết nối toàn cầu.