Pha Cồn 90 Thành 70

Pha Cồn 90 Thành 70

Vùng đất Tiền Giang – Bến Tre đã quy tụ được những gì tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Một lần trở về miền Tây  quý khách sẽ có dịp tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp , sự triều mến khách từ thiên nhiên và con người miền Tây  và thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây, những loại trái cây chỉ có tại vùng đất này.

Vùng đất Tiền Giang – Bến Tre đã quy tụ được những gì tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Một lần trở về miền Tây  quý khách sẽ có dịp tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp , sự triều mến khách từ thiên nhiên và con người miền Tây  và thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây, những loại trái cây chỉ có tại vùng đất này.

COMBO THAM QUAN TRỌN GÓI BAO GỒM CƠM TRƯA

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GỌI HOẶC KẾT BẠN ZALO ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ HƠN. BOOK TRƯỚC SẼ ĐƯỢC GIÁ ƯU ĐÃI. KẾT THÚC HÀNH TRÌNH THAM QUAN MỚI THANH TOÁN TIỀN VIDEO

COMBO THAM QUAN TRỌN GÓI BAO GỒM ĂN TRƯA

Trên 10 Khách :200.000 /  khách

Trên 20 Khách :180.000 /  khách

Trên 30 Khách :170.000 /  khách

Chúc Mừng 21 Vinsers Đạt Học Bổng 70% – 90% Trường Đại Học VINUNI

Thứ Sáu, 24/05/2024, 18:05 (GMT+7)

Với hành trang vững chắc, nỗ lực bền bỉ cùng kết quả học tập ấn tượng, 21 Vinsers khối 12 đã vô cùng xuất sắc giành các học bổng có giá trị cao từ 70% đến 90% của trường Đại học VinUni (tính đến tháng 5/2024).  Để đạt được những học bổng giá trị này, […]

Với hành trang vững chắc, nỗ lực bền bỉ cùng kết quả học tập ấn tượng, 21 Vinsers khối 12 đã vô cùng xuất sắc giành các học bổng có giá trị cao từ 70% đến 90% của trường Đại học VinUni (tính đến tháng 5/2024).

Để đạt được những học bổng giá trị này, các Vinser đã xuất sắc vượt qua 2 vòng đánh giá khắt khe từ Hội đồng xét duyệt học bổng, bao gồm vòng Đánh giá hồ sơ trực tuyến và vòng Phỏng vấn cá nhân trực tiếp với giảng viên. Các em học sinh đã thể hiện bản thân là những “ứng viên toàn diện” với những thành tích học tập ấn tượng, những dấu ấn hoạt động xã hội thiết thực cũng như những mục tiêu, định hướng phát triển rõ ràng, phù hợp với định hướng giáo dục của nhà trường.

Xin chúc mừng các em. Vinschool tin rằng các Vinsers sẽ tiếp tục phát huy được thế mạnh của bản thân, luôn giữ vững đam mê, bản lĩnh chinh phục nhiều thành tựu lớn hơn trong hành trình phía trước!

🎯Với chương trình giáo dục tiên tiến chú trọng phát triển tư duy-năng lực và đa dạng các chương trình quốc tế (AP, A-Level, IELTS, SAT), Vinschool luôn tạo điều kiện tối ưu để học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình và sẵn sàng cho mọi phương án ứng tuyển Đại học TOP đầu. Học sinh THPT Vinschool không chỉ được cá nhân hóa lộ trình học tập và ứng tuyển Đại học với cố vấn 1-1, mà còn có cơ hội phát triển toàn diện thông qua các chương trình ngoại khóa đa dạng, các chương trình hướng nghiệp, kiến tập sớm và học thông qua phục vụ bắt buộc.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;

d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

2. Thông tin giúp xác định một con người cụ thể là thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin lưu trữ khác có thể xác định một con người cụ thể.

3. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);

b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;

d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;

g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;

i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);

k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;

l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;

b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;

e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;

k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

5. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

6. Chủ thể dữ liệu là cá nhân được dữ liệu cá nhân phản ánh.

7 Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.

8. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là việc thể hiện rõ ràng, tự nguyện, khẳng định việc cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.

9. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.

10. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát dữ liệu.

11. Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân đồng thời quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân.

12. Bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ngoài Chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân được phép xử lý dữ liệu cá nhân.

13. Xử lý dữ liệu cá nhân tự động là hình thức xử lý dữ liệu cá nhân được thực hiện bằng phương tiện điện tử nhằm đánh giá, phân tích, dự đoán hoạt động của một con người cụ thể, như: thói quen, sở thích, mức độ tin cậy, hành vi, địa điểm, xu hướng, năng lực và các trường hợp khác.

14. Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài là hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị, phương tiện điện tử hoặc các hình thức khác chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam tới một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc sử dụng một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận quản lý ở nước ngoài để xử lý phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý;

b) Xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam bằng các hệ thống tự động nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.

5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.

6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.

7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.

Điều 4. Xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.

Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm:

1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.

5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người được giao làm công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

7. Thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 6. Áp dụng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, các luật liên quan và Điều ước quốc tế

Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo quy định các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các quy định khác của Luật có liên quan và Nghị định này.

Điều 7. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các quốc gia khác, bao gồm thông báo, đề nghị khiếu nại, trợ giúp điều tra và trao đổi thông tin, với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thực thi pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân.

5. Chuyển giao công nghệ phục vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân.

1. Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.

5. Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

Mục 1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ DỮ LIỆU

Điều 9. Quyền của chủ thể dữ liệu

Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

a) Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;

b) Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

8. Quyền phản đối xử lý dữ liệu

a) Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;

b) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

9. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

10. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.

Điều 10. Nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu

1. Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình.

2. Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác.

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.

5. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Mục 2 BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

Điều 11. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

1. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:

a) Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;

b) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;

c) Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;

d) Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.

3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.

4. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra.

5. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

6. Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.

7. Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.

8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

9. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

10. Trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm chứng minh sự đồng ý của chủ thể dữ liệu thuộc về Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

11. Thông qua việc ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, tổ chức, cá nhân có thể thay mặt chủ thể dữ liệu thực hiện các thủ tục liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý theo quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác.

1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.

2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.

4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý.

Điều 13. Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân

1. Việc thông báo được thực hiện một lần trước khi tiến hành đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.

2. Nội dung thông báo cho chủ thể dữ liệu về xử lý dữ liệu cá nhân:

b) Loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

d) Thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

đ) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra;

e) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.

3. Việc thông báo cho chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.

4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cần thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

a) Chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý toàn bộ với nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi đồng ý cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành thu thập dữ liệu cá nhân, phù hợp với các quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Cung cấp dữ liệu cá nhân

1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình.

2. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân:

a) Được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Thay mặt chủ thể dữ liệu cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi chủ thể dữ liệu đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cung cấp dữ liệu cá nhân trong trường hợp:

a) Gây tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

b) Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu có thể ảnh hưởng tới sự an toàn, sức khỏe thể chất hoặc tinh thân của người khác;

c) Chủ thể dữ liệu không đồng ý cung cấp, cho phép đại diện hoặc ủy quyền nhận dữ liệu cá nhân.

5. Hình thức yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân:

a) Chủ thể dữ liệu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.

Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân yêu cầu điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân;

b) Gửi Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân theo Mẫu số 01, 02 tại Phụ lục của Nghị định này qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

6. Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);

b) Dữ liệu cá nhân được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;

c) Hình thức cung cấp dữ liệu cá nhân;

d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.

7. Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.

8. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân

a) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân và theo dõi quá trình, danh sách cung cấp dữ liệu cá nhân theo yêu cầu;

b) Trường hợp dữ liệu cá nhân được yêu cầu không thuộc thẩm quyền thì Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo rõ ràng việc không thể cung cấp dữ liệu cá nhân.

9. Giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân

Khi nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân hợp lệ, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cá nhân thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp dữ liệu cá nhân; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp dữ liệu cá nhân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều này.

Điều 15. Chỉnh sửa dữ liệu cá nhân

a) Được truy cập để xem, chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình sau khi đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập theo sự đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác;

b) Trường hợp không thể chỉnh sửa trực tiếp vì lý do kỹ thuật hoặc vì lý do khác, chủ thể dữ liệu yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình.

2. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được chủ thể dữ liệu cá nhân đồng ý ngay khi có thể hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể thực hiện thì thông báo tới chủ thể dữ liệu sau 72 giờ kể khi nhận được yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.

3. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba được chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân đồng ý bằng văn bản và biết rõ rằng đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Điều 16. Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân

1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình trong các trường hợp sau:

a) Nhận thấy không còn cần thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận các thiệt hại có thể xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;

c) Phản đối việc xử lý dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;

d) Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;

đ) Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật.

2. Việc xóa dữ liệu sẽ không áp dụng khi có đề nghị của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp:

a) Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;

b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;

d) Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;

đ) Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

e) Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.

3. Trường hợp doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể thì dữ liệu cá nhân được chuyển giao theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp chia, tách, sáp nhập cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính và tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước thì dữ liệu cá nhân được chuyển giao theo quy định của pháp luật.

5. Việc xóa dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập được, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba lưu trữ dữ liệu cá nhân theo hình thức phù hợp với hoạt động của mình và có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

7. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba xóa không thể khôi phục trong trường hợp:

a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý;

b) Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân không còn cần thiết với hoạt động của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba;

c) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba bị giải thể hoặc không còn hoạt động hoặc tuyên bố phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.

2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.

3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.

4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.

5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Điều 18. Xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể. Khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo để chủ thể hiểu được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 19. Xử lý dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, đã chết

1. Việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan đến dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thanh niên của người đó, trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

2. Trường hợp không có tất cả những người được nêu tại khoản 1 Điều này thì được coi là không có sự đồng ý.

Điều 20. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em

1. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba phải xác minh tuổi của trẻ em trước khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em.

3. Ngừng xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, xóa không thể khôi phục hoặc hủy dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp:

a) Xử lý dữ liệu không đúng mục đích hoặc đã hoàn thành mục đích xử lý dữ liệu cá nhân được chủ thể dữ liệu đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 21. Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo chỉ được sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được thu thập qua hoạt động kinh doanh của mình để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

2. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo phải được sự đồng ý của khách hàng, trên cơ sở khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo có trách nhiệm chứng minh việc sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được giới thiệu sản phẩm đúng với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 22. Thu thập, chuyển giao, mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân phải áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn chặn tình trạng thu thập dữ liệu cá nhân trái phép từ hệ thống, trang thiết bị dịch vụ của mình.

2. Việc thiết lập các hệ thống phần mềm, biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức các hoạt động thu thập, chuyển giao, mua, bán dữ liệu cá nhân không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là vi phạm pháp luật.

Điều 23. Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Trường hợp phát hiện xảy ra vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) chậm nhất 72 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định này. Trường hợp thông báo sau 72 giờ thì phải kèm theo lý do thông báo chậm, muộn.

2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phải thông báo cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân một cách nhanh nhất có thể sau khi nhận thấy có sự vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

3. Nội dung thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân:

a) Mô tả tính chất của việc vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: thời gian, địa điểm, hành vi, tổ chức, cá nhân, các loại dữ liệu cá nhân và số lượng dữ liệu liên quan;

b) Chi tiết liên lạc của nhân viên được giao nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân;

c) Mô tả các hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra của việc vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân;

d) Mô tả các biện pháp được đưa ra để giải quyết, giảm thiểu tác hại của hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Trường hợp không thể thông báo đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, việc thông báo có thể được thực hiện theo từng đợt, từng giai đoạn.

5. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải lập Biên bản xác nhận về việc xảy ra hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, phối hợp với Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) xử lý hành vi vi phạm.

6. Tổ chức, cá nhân thông báo cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) khi phát hiện các trường hợp sau:

a) Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với dữ liệu cá nhân;

b) Dữ liệu cá nhân bị xử lý sai mục đích, không đúng thỏa thuận ban đầu giữa chủ thể dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc vi phạm quy định của pháp luật;

c) Không bảo đảm quyền của chủ thể dữ liệu hoặc không được thực hiện đúng;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỮ LIỆU CÁ NHÂN RA NƯỚC NGOÀI

Điều 24. Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

1. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.

Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhân viên bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;

c) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;

d) Các loại dữ liệu cá nhân được xử lý;

đ) Tổ chức, cá nhân nhận dữ liệu cá nhân, bao gồm tổ chức, cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam;

e) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;

g) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);

h) Mô tả về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

i) Đánh giá mức độ hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.

2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;

c) Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;

d) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);

đ) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;

e) Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

g) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.

3. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an và gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) 01 bản chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.

6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.

Điều 25. Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

1. Dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài bao gồm Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba.

2. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên chuyển dữ liệu và Bên tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách của Bên chuyển dữ liệu có liên quan tới việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

c) Mô tả và luận giải mục tiêu của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam sau khi được chuyển ra nước ngoài;

d) Mô tả và làm rõ loại dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài;

đ) Mô tả và nêu rõ sự tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này, chi tiết các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

e) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó;

g) Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trên cơ sở biết rõ cơ chế phản hồi, khiếu nại khi có sự cố hoặc yêu cầu phát sinh;

h) Có văn bản thể hiện sự ràng buộc, trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân chuyển và nhận dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam về việc xử lý dữ liệu cá nhân.

3. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.

Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Bên chuyển dữ liệu thông báo gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) thông tin về việc chuyển dữ liệu và chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách bằng văn bản sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công.

5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.

6. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này. Thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài là 10 ngày kể từ ngày yêu cầu.

7. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an quyết định việc kiểm tra chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài 01 lần/năm, trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này hoặc để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

8. Bộ Công an quyết định yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp:

a) Khi phát hiện dữ liệu cá nhân được chuyển được sử dụng vào hoạt động vi phạm lợi ích, an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không chấp hành quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;

c) Để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

BIỆN PHÁP, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN

Điều 26. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:

a) Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;

b) Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;

c) Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

d) Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;

đ) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản

1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.

2. Xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nêu rõ những việc cần thực hiện theo quy định của Nghị định này.

3. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống và phương tiện, thiết bị phục vụ xử lý dữ liệu cá nhân trước khi xử lý, xoá không thể khôi phục được hoặc hủy các thiết bị chứa dữ liệu cá nhân.

Điều 28. Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm

1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.

2. Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin về bộ phận và cá nhân phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện.

3. Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Điều 29. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân:

a) Cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

b) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

c) Cập nhật thông tin, tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân;

d) Tiếp nhận thông tin, hồ sơ, dữ liệu về hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân qua không gian mạng;

đ) Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

e) Tiếp nhận thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

g) Cảnh báo, phối hợp cảnh báo về nguy cơ, hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật;

h) Xử lý vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện hoạt động khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 30. Điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Lực lượng bảo vệ dữ liệu cá nhân:

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân được bố trí tại Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân;

b) Bộ phận, nhân sự có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân được chỉ định trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

c) Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ dữ liệu cá nhân;

d) Bộ Công an xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động cho Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 31. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân

1. Nguồn tài chính thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp do các tổ chức, doanh nghiệp tự bố trí và thực hiện theo quy định.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Hướng dẫn, triển khai hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền của chủ thể dữ liệu trước các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đề xuất ban hành Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân và các khuyến nghị áp dụng.

3. Xây dựng, quản lý, vận hành cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Đánh giá kết quả công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Tiếp nhận hồ sơ, biểu mẫu, thông tin về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

6. Thúc đẩy các biện pháp và thực hiện nghiên cứu để đổi mới trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, triển khai hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, tổ chức và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

2. Xây dựng, hướng dẫn và triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với dữ liệu cá nhân trong các hoạt động thông tin và truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Phối hợp với Bộ Công an trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và áp dụng các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Phối hợp với Bộ Công an trong xây dựng Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân và các khuyến nghị áp dụng Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Nghiên cứu, trao đổi Bộ Công an về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Điều 36. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Xây dựng và triển khai các nội dung, nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.

3. Bổ sung các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xây dựng, triển khai các nhiệm vụ của các bộ, ngành.

4. Bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

5. Ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

2. Triển khai các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.

3. Bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

4. Ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 38. Trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân

1. Thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cùng các biện pháp an toàn, bảo mật phù hợp để chứng minh các hoạt động xử lý dữ liệu đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, rà soát và cập nhật các biện pháp này khi cần thiết.

2. Ghi lại và lưu trữ nhật ký hệ thống quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

3. Thông báo hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

4. Lựa chọn Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với nhiệm vụ rõ ràng và chỉ làm việc với Bên Xử lý dữ liệu cá nhân có các biện pháp bảo vệ phù hợp.

5. Bảo đảm các quyền của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.

7. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 39. Trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân

1. Chỉ tiếp nhận dữ liệu cá nhân sau khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về xử lý dữ liệu với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

2. Xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.

3. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

4. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.

5. Xóa, trả lại toàn bộ dữ liệu cá nhân cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân sau khi kết thúc xử lý dữ liệu.

6. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Điều 40. Trách nhiệm của Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu

Thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân và Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

Điều 41. Trách nhiệm của Bên thứ Ba

Thực hiện đây đủ các quy định về trách nhiệm xử lý dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này.

Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu cá nhân do mình cung cấp.

2. Thực hiện quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này.

3. Thông báo kịp thời cho Bộ Công an về những vi phạm liên quan tới hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.

4. Phối hợp với Bộ Công an trong xử lý những vi phạm liên quan tới hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp được quyền lựa chọn miên trừ quy định về chỉ định cá nhân và bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian 02 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp.

3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiêp khởi nghiệp trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này.

1. Bộ trưởng Bộ Công an đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

Cồn khô Thuận Lộc, Cồn Khô Giá Rẻ giao hàng tận nơi các quận trong TP.HCM, ship hàng đi tỉnh.- Chuyên cung cấp Cồn Khô giá sỉ và lẻ cho nhà hàng quán ăn. - Giao hàng nhanh chóng, sản phẩm uy tín chất lượng. Cồn khô giá rẻ tại Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, các quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12... Tại TP.HCM. - Giao hàng đi tỉnh, gửi chành xe tải.

GIAO HÀNG NHANH TRONG 30 PHÚT – TẠI TP.HCM

Cảnh báo- Dễ cháy.- Ngộ độc khi nuốt phải- Gây kích ứng với mắt- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.Sơ cứu:- Trường hợp dính vào mắt, rửa tay bằng nước sạch trong vòng 15 phút. Nếu nút phải, không gây nôn - Trường hợp hít phải hơi, đưa người hít sản phẩm ra chỗ thoáng mát - Nếu các triệu chứng kích thích không giảm, đến cơ sở y tế và mang theo nhãn sản phẩm.

Dẫn dắt con thuyền Vamico trong cương vị Tổng giám đốc với hệ thống 10.000 đại lý, nhà phân phối trên cả nước. Ít ai biết rằng với CEO Ngô Vân, hành trình để chạm tới thành công ấy là không ít khó khăn, thử thách, có những lúc tưởng chừng như bỏ cuộc. Và người luôn đứng sau, là bệ phóng của CEO Ngô Vân mạnh mẽ, bản lĩnh không ai khác chính là ông xã của chị.

Chồng luôn là “ổ sạc” để mỗi khi mệt mỏi tôi tìm đến để nạp năng lượng

Gây chú ý với người đối diện bằng gương mặt xinh đẹp, ánh mắt biết cười, tác phong làm việc chỉn chu, quyết đoán, là người truyền lửa cho hàng nghìn chị em trong hệ thống tập đoàn Vamico. Nhưng ít ai biết rằng để có được thành công như ngày hôm nay của CEO Ngô Vân đến từ sự đánh đổi và cố gắng không ngừng nghỉ.

Gần 3 năm trời không ngủ trước 2 giờ đêm, chạy vạy ngược xuôi để có tiền vốn mở xưởng sản xuất và nhập nguyên vật liệu, luôn nghiên cứu tìm tòi để có chất lượng sản phẩm tốt nhất. CEO Ngô Vân chia sẻ, để chạm được đến được thành công như ngày hôm nay thì không thể không kể đến sự đồng cam cộng khổ và đồng hành của ông xã Tống Thanh Quân.

Thừa nhận bản thân là một người rất say mê với công việc nhưng đối với CEO Ngô Vân, gia đình vẫn là ưu tiên số 1 bởi với cô, phải có sự an tâm với gia đình thì mới có thể toàn tâm cho công việc. Ngô Vân cho biết: mình rất may mắn và khi có hai cô công chúa xinh xắn, ngoan ngoãn, còn ông xã thì luôn ủng hộ, thấu hiểu và hỗ trợ hết mực nên mình có thể toàn tâm dành thời gian còn lại cho công việc.

Cô tâm sự rằng từ lúc chật vật để khởi nghiệp tới lúc chạm được đến thành công, thì 90% thành công của cô hiện tại đều nhờ ông xã. “Tôi biết bản thân mệt một thì chồng sẽ mệt mười. Anh ấy như ổ sạc mà mỗi khi mệt mỏi tôi tìm đến nạp đủ năng lượng”.

Hai cô công chúa xinh xắn và ngoan ngoãn của CEO Ngô Vân

Ông xã của là người thầm lặng đứng sau sự thành công của vợ

Thời gian đầu khởi nghiệp, vất vả trăm đường, thời đó cô mới sinh con được vài tháng đã trở lại công việc. Nhen nhóm với ý tưởng kinh doanh là sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên an toàn cho chị em phụ nữ và viên nghệ mật ong - khởi nguồn cho thương hiệu thảo mộc 37 ra đời từ đó.

Để có được sản phẩm chất lượng, cô phải đầu tư thời gian công sức nghiên cứu sản phẩm, ngược xuôi tìm kiếm nguồn Nghệ sạch. Vốn liếng của vợ chồng và vay mượn đều đổ vào thu mua nguyên liệu và máy móc.

Lúc đó ông xã tình nguyện thay vợ chăm sóc con gái để vợ thỏa sức với đam mê. “Thời điểm thấy vợ vất vả đi sớm về khuya anh nói: Em nghỉ đi, ở nhà anh nuôi. Lời nói của chồng khiến tôi ấm lòng, có thêm động lực cố gắng”.

Ngày sản phẩm tinh nghệ mật ong ra mắt và chính chồng cô cũng là người học quảng cáo để sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng tốt hơn, và anh cũng kiêm luôn chân ship “ruột” cho vợ. Cũng nhờ chồng chọn lùi về phía sau để hỗ trợ vợ nên Ngô Vân có nhiều thời gian để đầu tư và chau chuốt và sản phẩm, do đó những sản phẩm của thương hiệu thảo mộc 37 luôn được sự đón nhận và đánh giá cao từ khách hàng.

Đến nay vị CEO 8X này có hai văn phòng khang trang được đầu tư vài chục tỷ đồng, cô vẫn đang tiếp tục cho xây dựng trụ sở, văn phòng mới của Công ty tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Cuộc sống của hai vợ chồng cũng có thể nói là viên mãn khi thu nhập của cô lên đến hàng tỷ đồng một tháng và có đủ nhà và xe.

Ngoài việc thấu hiểu và chia sẻ thì trong vấn đề nuôi dạy con cái, hai vợ chồng khá đồng nhất chung quan điểm. “Với con gái, vợ chồng mình luôn cố gắng dành một khoảng thời gian trong ngày để trò chuyện cùng con và cuối tuần dành thời gian cho con đi chơi. Nhà mình thì không quan trọng là dành bao nhiêu thời gian cho con nhưng chắc chắn sẽ cố gắng dành nhiều thời gian nhất có thể cho con và cho cả gia đình”.

Bảy năm bên nhau, CEO Ngô Vân cho biết, cô hài lòng với những gì đang có. “Đối với mình, ông xã không chỉ là người bạn đời, mà còn là người bạn đồng hành luôn thấu hiểu và bên cạnh mình từ những lúc khó khăn nhất”.

Công ty Cồn khô Thuận Lộc Phát chân thành cảm ơn Quí khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm Cồn khô chúng tôi.

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ RESORT CỒN KHƯƠNG 4 SAO.

(Địa chỉ: 99A khu dân cư Hoàn Mỹ, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ)

Khu Resort 4 sao Cồn Khương sắp khai trương, cần tuyển dụng ở các vị trí sau:

11. Vệ sinh bếp + vệ sinh nhà hàng + vệ sinh khách sạn

---------------------ooo0ooo---------------------

Phiếu thông tin ứng viên (gửi kèm trong hồ sơ): Tại đây

Địa chỉ:  99A Nguyễn Hữu Cầu, Cồn Khương, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam

Quản lý nhân sự: Mrs. Loan – 0907 69 69 58

Email: [email protected]

Website: www.conkhuongresort.com

Facebook: Con Khuong Resort Can Tho

Youtube: Resort Cồn Khương Cần Thơ

Dự án soạn thảo cuốn từ điển liệt kê, giải thích và cung cấp thông tin tham khảo của các từ viết bằng hình nêm trên các phiến sét và đá của cư dân khu vực Lưỡng Hà vừa được hoàn thành sau 90 năm.

“Tôi cảm thấy tự hào và có đặc quyền khi được mang dự án này về nhà. Tôi cảm thấy đây sẽ là nền tảng để thực hiện nhiều dự án từ điển khác trong tương lai”, Martha Roth, người chịu trách nhiệm biên tập cuốn từ điển và là chủ nhiệm khoa nhân chủng học của ĐH Chicago, nói. Roth bắt đầu tham gia dự án từ năm 1979.

Từ điển Assyria Chicago là một trong những đóng góp quan trọng nhất và độc nhất của Viện nghiên cứu phương Đông cho quá trình hiểu biết về các nền văn minh cổ đại của vùng Cận Đông, Roth cho biết.

“Từ điển Assyria là nỗ lực lớn nhất mà tôi từng biết nhằm hệ thống hóa và giúp mọi người tiếp cận với ngôn ngữ Akkadia mang dấu ấn của nền văn minh khu vực Lưỡng Hà”.

Một phiến sét với ngôn ngữ viết bằng hình nêm của người Lưỡng Hà. (Nguồn: Guardian).

Theo các nhà nghiên cứu ở ĐH Chicago, từ điển Assyria không chỉ là danh sách các từ. Bằng việc nêu chi tiết lịch sử và phạm vi sử dụng của mỗi từ, cuốn từ điển độc nhất này về cơ bản là bộ bách khoa toàn thư về về lịch sử, xã hội, văn chương, luật pháp, tín ngưỡng của khu vực Lưỡng Hà, cũng như là công cụ nghiên cứu không thể thay thế cho bất cứ học giả nào muốn khám phá chữ viết của nền văn minh Lưỡng Hà.

Dự án từ điển Assyria Chicago được James Henry Breasted khởi động năm 1921. Breasted là người sáng lập Viện nghiên cứu Phương Đông và là một trong những chuyên gia khảo cổ Trung Đông hàng đầu của Mỹ.

Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã thêm vào hàng triệu đầu mục liên quan với việc sử dụng 28.000 từ, với các nghĩa và hoàn cảnh sử dụng khác nhau. Ví dụ, riêng từ “umu”, nghĩa là “ngày”, đã chiếm 17 trang với những giải thích cặn kẽ.

Robert Biggs, giáo sư danh dự tại Viện nghiên cứu Phương Đông, là người đóng góp tạo nên cuốn từ điển và cũng là người tìm ra những phiến đất sét.

“Khi phủi sạch bụi, chúng tôi thấy một bức thư của người nào đó có thể viết về một đứa bé mới sinh trong gia đình, một phiến khác có thể nói về một khoản tiền vay cho đến mùa gặt hái”, Biggs nói. “Bạn có thể nhận ra đây không chỉ là nền văn hóa của vua và nữ hoàng, mà của những người bình thường, giống như chúng ta, với những vấn đề quan tâm tương tự đối với sự an toàn, lương thực, nhà ở, và gia đình".

Đam mê và khao khát truyền bá các giá trị của cà phê cùng mong muốn chung tay góp phần khác phục hạn chế về công nghệ mới, các dòng sản phẩm mơi. Khác phục hư hỏng và hạn chế về linh kiện ngoại nhập với giá thành cao, đầu những năm 2000, chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu về cà phê cùng các giá trị mà nó mang lại cho cuộc sống chúng ta.

Qua nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi quyết định thành lập : Công ty TNHH Epart thành lập để làm cơ sở tiếp tục phát triển và cùng nhau hiện thực hóa giấc mơ.

Để tồn tại và phát triển lâu dài, chúng ta cần phải nhận định rõ xu hướng phát triển của thời đại, điều này sẽ giúp cho công việc kinh doanh của chúng ta trở nên tốt hơn và luôn tiến thẳng về phía trước. Tại Epart, chúng tôi hiểu rằng cần phải đặt cho mình một mục tiêu dài hạn, một bức tranh về tương lai của mình và đó cũng chính là viễn cảnh của chúng tôi. Điều này giúp chúng tôi định hướng rõ con đường dẫn đến thành công của mình cùng các đối tác của chúng tôi.Sứ mệnh Mục tiêu dài hạn và cũng là mục đích cốt lõi của chúng tôi trong suốt quá trình kinh doanh của mình là truyền bá các giá trị văn hóa thưởng thức cà phê thực đến mọi người trên toàn thế giới.

Không có thêm sản phẩm liên quan.

TOUR: ẨM THỰC ĐÈN DẦU – CỒN HÔ – CỒN CHIM – TRÀ VINH 2N1Đ

NGÀY 1: TP.HCM – TRÀ VINH – CỒN HÔ (Ăn sáng, trưa, tối)

Sáng: 5h00 – 6h00: Xe và Hướng dẫn viên YOLO TOUR đón khách tại điểm hẹn và bắt đầu hành trình về “miền đất thuận thiên” – Trà Vinh.

7h30: Đoàn dừng chân ăn sáng Hủ tiếu Mỹ Tho tại nhà hàng Trung Lương – Tiền Giang.

8h30: Sau đó, Quý khách tiếp tục chặng hành trình khởi hành đến Trà Vinh.

10h00: Đến Trà Vinh, Đoàn tham quan City tour Trà Vinh – “Thành phố trong rừng của miền Tây”

Di tích Ao Bà Om – là biểu tượng lâu đời và là niềm tự hào của người Trà Vinh khi nói về quê hương mình.

Viếng thăm chùa Âng cổ kính được xây dựng từ thế kỷ X, để tìm hiểu về văn hóa Phật Giáo Khmer và đời sống tôn giáo của người bản địa.

Trưa: Quý khách thưởng thức bữa trưa đặc sản tại nhà hàng Mỹ Khánh.

Nhận phòng khách sạn Thanh Trà 2* Trà Vinh.

Chiều: 13h30: Đoàn di chuyển đến khám phá cuộc sống người dân Cồn Hô có diện tích khoảng 25 ha. Sinh kế chính là trồng bưởi và dừa.

Trải nghiệm vùng đất 4 KHÔNG: KHÔNG ĐIỆN, KHÔNG ĐƯỜNG, KHÔNG TRƯỜNG, KHÔNG TRẠM. Trải nghiệm về tuổi thơ làng quê Việt Nam ngày xưa một cách chính hiệu!

Quý khách sẽ trải nghiệm đi phà đến cù lao Cồn Hô. Bạn có thể trải nghiệm vào cuộc sống thực của người dân địa phương với nhiều 8 hoạt động rất thú vị:

– Điểm 1: Được nghe giới thiệu về lịch sử và đời sống con người, được thưởng thức uống trà hoa đậu biếc, trò chuyện với người dân địa phương.

– Điểm 2: Trải nghiệm Ngâm chân thảo dược vườn  nhà thư giãn.

– Điểm 3: Trải nghiệm tự tay nướng và thưởng thức trứng bọc đất sét và nướng. Vị béo của trứng, mặn của muối tiêu, tắc xí muội, vị thơm của các loại rau sẽ kích thích vị giác bạn vô cùng.

– Điểm 4: Được thưởng thức trái dừa đến từ vườn nhà, vị ngọt thanh của nước dừa trên vùng đất cù lao bạt ngàn trái cây, vừa uống vừa nghe người nông dân hát những bài ca quê hương ngọt ngào truyền cảm.

– Điểm 5: Đến nhà nông dân trải nghiệm quy trình làm rượu truyền thống xứ Cồn. Quý khách cùng nhâm nhi ly rượu, thưởng thức món chuối chiên vùng quê sông nước

– Điểm 6: Du khách sẽ tìm về không gian nhà xưa vách cổ của người dân Cồn Cá Hô, quý khách sẽ được thưởng thức món chè bưởi ngon từ những trái bưởi vừa bẻ từ cây. Sợi bưởi giòn sừn sụt, thêm vị thơm của lá dứa, vị béo của nước cốt dừa, vị ngọt của đường phèn nhớ mãi không quên.

– Điểm 7: “Trải nghiệm tour du lịch đèn dầu” độc nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long. Du khách sẽ được quay về tuổi thơ, thưởng thức bữa tối ẩm thực cháo gà bên ánh Đèn Dầu ấm áp. Khoảnh khắc này, quý khách có thể vừa ăn, vừa trò chuyện, kể về những câu chuyện đã trải quả thời thơ ấu và lúc hiện tại.

Tối: 20h00: Kết thúc chương trình, đoàn đi đò di chuyển lại đất liền và trở về khách sạn

Sau đó, đoàn tự do nghỉ ngơi hoặc khám phá Trà Vinh về đêm.

NGÀY 2: TRÀ VINH – CỒN CHIM – TP.HCM (Ăn sáng, trưa)

Sáng: 7h00: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn (tô, ly). Làm thủ tục trả phòng. Xe và hướng dẫn viên đón đoàn hành trình khám phá khu du lịch cộng đồng Cồn Chim. Ở Cồn chim sẽ có điện, wifi đầy đủ nên quý khách cứ yên tâm nhé.

8h30: Đoàn đến bến phà qua Cồn Chim. Quý khách sẽ có cơ hội đi qua những chiếc phà còn lại hiếm hoi của miền Tây và ngắm dòng sông Cổ Chiên với nhiều cù lao xanh mát.

Đoàn “check-in” tại cổng làng Cồn Chim. Bắt đầu tour tham quan khám phá cồn Chim. Quý khách có thể đi tản bộ hoặc xe đạp trên con đường quê yên bình tận hưởng bầu không khí trong lành với các điểm tham quan:

Nhận xe đạp và đạp xe trải nghiệm cảnh quan Cồn Chim, Con đường dừa, vuông nuôi tôm cua – triết lý thuận thiên “Con tôm ôm cây lúa”.

Trưa: Điểm 7: Quý khách dùng bữa trưa tại đây với các món ăn đặc sản vùng miền (Gỏi bông ban, Tôm hấp, Cá lóc hấp bầu, Gà ram, Kho quẹt rau luộc, Canh chua cá ngát, Cơm trắng Trái cây tra da.

Chiều: Sau khi ăn trưa xong,Quý khách sẽ được tiếp tục trải nghiệm:

14h30: Kết thúc chương trình, Quý khách chia tay người dân vô cùng thật thà và bình dị nơi đây. Rời Cồn Chim, đoàn về lại đất liền.

16h00: Tham quan và mua sắm tại cơ sở sản xuất bánh tét Trà Cuôn – Đặc sản mang thương hiệu vùng đất này. Sau đó, khởi hành về lại TP.HCM.

19h00: Về đến TP.HCM, về điểm đón ban đầu. Hướng dẫn viên YOLO TOUR chia tay & hẹn gặp lại Quý khách trong những chương trình sau!

Du Lịch – Trải Nghiệm – Nông Nghiệp – Chữa Lành

+ 286 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM

+ Liên hệ Yolo Tour để được tư vấn chi tiết

#Yolotour #dulich #trainghiem #nongnghiep #chualanh #vietnam #yeuthuong #thiennhien #conho #conchim #travinh @2ngay1dem #dongnambo #thuanthien

Phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh vừa tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển. Tham dự có đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Dương Tất Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy.

Tháng 8 năm 1954, xã Thạch Linh được tái lập trên cơ sở chia tách xã Linh Đài thuộc huyện Thạch Hà; năm 1989, xã Thạch Linh được sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh; năm 2007 phường Thạch Linh chính thức được thành lập.

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập phường Thạch Linh

Trong suốt 70 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân phường Thạch Linh luôn phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua  xây phường ngày một phát triển.

Trong những năm qua, phường Thạch Linh đã triển khai xây dựng 150 công trình như làm mới 50 Km đường giao thông, các trường học trên địa bàn được đầu tư xây dựng khang trang.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng (ảnh trên) và Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng tặng hoa chúc mừng

Nhân dịp này, đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Dương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh đã tặng hoa chúc mừng cán bộ và nhân dân phường Thạch Linh nhân dịp kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển./.