Vov Giao Thông Bắc Ninh

Vov Giao Thông Bắc Ninh

- Biên tập viên sáng tạo nội dung: Có khả năng viết kịch bản, đọc, lên hình và biên tập các bản tin, chuyên mục dưới dạng video.

- Biên tập viên sáng tạo nội dung: Có khả năng viết kịch bản, đọc, lên hình và biên tập các bản tin, chuyên mục dưới dạng video.

Lịch phát sóng VOV Giao thông Hà Nội 2020:

Bảng giá quảng cáo VOV Giao thông

Công Ty CP Truyền Thông Thương Hiệu Việt Nam

Địa chỉ: Số 76 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 024.66.865.895   –    Hotline: 039.272.6666

(Lý Thường Kiệt, P. Thị Cầu, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh)

Các ngày trong tuần (Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 - Trừ ngày lễ )

(Bắt đầu áp dụng từ 16/04/2024)

(TL295B, Dương Sơn, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh)

Các ngày trong tuần (Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 - Trừ ngày lễ)

(Bắt đầu áp dụng từ 24/06/2023)

Tại Bắc Ninh, ngoài các điểm đến là di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch nổi tiếng như: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, Đền Đô, đền Bà Chúa Kho, đền Cùng giếng Ngọc... còn một số địa chỉ du lịch được nhiều người nhắc đến như: Làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành); làng gốm Phù Lãng (Quế Võ); Cây cô đơn, Diềm village (thành phố Bắc Ninh); Vườn cuộc sống (Thuận Thành); Tháp Thần nông (Lương Tài); Trạm hoàng hôn (Tiên Du); Phong Thái homestay (Gia Bình); khu du lịch sinh thái Thu Thủy Ecolodge (thành phố Từ Sơn)...

Chị T.T.C, một khách du lịch ở Hà Nội cho biết, chị và gia đình thường tranh thủ những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thu xếp thời gian đưa các con đến tham quan một số điểm di tích, du lịch nổi tiếng của Bắc Ninh.

“Gia đình tôi khi về tham quan đền Kinh Dương Vương rồi đến khu du lịch Vườn cuộc sống ở Đại Đồng Thành (Thuận Thành) để ăn trưa rồi check in chụp ảnh, vui chơi đến chiều tối. Khoảng cách di chuyển ngắn, chỉ hơn chục cây số mà chi phí cho mỗi người cũng rất rẻ, món ăn tươi ngon, không khí thoải mái, dễ chịu, được hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn dòng sông Đuống thơ mộng nên ai cũng hài lòng”- chị C. chia sẻ.

“Thời gian gần đây, cứ vào dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ là vợ chồng tôi lại lên kế hoạch tự lái xe đến tìm hiểu, khám phá các điểm du lịch trong tỉnh. Vừa qua, gia đình tôi có một ngày nghỉ ý nghĩa tại Trạm hoàng hôn ven sông Đuống, thuộc Tiên Du. Đến đây, vợ con tôi rất thích, cảnh đẹp, không gian rộng rãi, thoáng mát, gần gũi thiên nhiên, trẻ con tha hồ nô đùa, còn bố mẹ cũng được nghỉ ngơi thư giãn. Đặc biệt, vợ tôi lại có được bộ ảnh đẹp vì ở đây có rất nhiều góc chụp hình lung linh”- một du khách cho biết.

Được đánh giá phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay, loại hình du lịch staycation được nhiều người dân lựa chọn do chi phí rẻ, tiết kiệm thời gian. Vào dịp cuối tuần, ngày nghỉ, các gia đình, nhóm du khách thường đến vui chơi, nghỉ dưỡng trong thời gian 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm.

Đối tượng khách chủ yếu là các gia đình, bạn bè đồng niên, đồng khóa, tập thể các trường học... có quy mô từ vài chục đến vài trăm người. Dịch vụ ăn nghỉ ở mỗi điểm du lịch cũng đa dạng và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng du khách, có thể phục vụ bữa ăn theo yêu cầu hoặc cho thuê bếp, bàn ăn để du khách tự chế biến món ăn, có phòng nghỉ qua đêm và cả những lều trại nghỉ trưa...

Nắm bắt xu hướng phát triển mô hình du lịch sinh thái dịch vụ kết hợp giáo dục trải nghiệm đang thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách và các gia đình, trường học, bà Vũ Thị Thu, chủ khu du lịch sinh thái Thu Thủy Ecolodge, phường Đình Bảng (thành phố Từ Sơn) đã chuyển hướng đầu tư khu trại hoa cây cảnh với diện tích 6ha thành khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh-Kinh Bắc. Khu được quy hoạch thành 3 khối công năng: Nghỉ dưỡng, nhà hàng-sự kiện và khối giáo dục trải nghiệm...

Để bảo đảm an ninh, an toàn và nâng cao chất lượng phục vụ du khách, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đến các đơn vị kinh doanh du lịch, các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí đủ lực lượng và sẵn sàng các điều kiện phục vụ du khách. Đồng thời yêu cầu nghiêm chỉnh thực hiện việc bình ổn giá dịch vụ; không tự ý nâng, ép giá, tuân thủ nghiêm các qui định về đăng ký, niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết.

Sở cũng đề nghị các địa phương bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan tại các điểm du lịch, bố trí thu gom rác thải kịp thời, chỉ dẫn, nhắc nhở khách cùng tham gia bảo vệ môi trường; tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở phục vụ ăn uống du lịch, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có nguy cơ gây độc hại.

Xu hướng du lịch tại nơi mình sống ở Bắc Ninh đang nở rộ với nhiều hình thức mới mẻ và sáng tạo. Nếu có chiến lược khai thác đúng hướng, xu hướng này sẽ đem lại lợi ích vừa thúc đẩy kinh tế địa phương, vừa tăng thêm trải nghiệm thú vị cho du khách.

VOV.VN - Với mục tiêu hát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Bắc Ninh ưu tiên cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian gắn với giá trị văn hóa và con người Bắc Ninh, nâng cao vai trò quảng bá và giới thiệu hình ảnh của tỉnh với bạn bè trong nước và quốc tế.

Liệu Hà Nội có đang “lạm phát” phố đi bộ? Nên phát triển dựa trên chất lượng hay số lượng?

Hàng ngày, anh Nguyễn Văn Nam, một nhà thiết kế, đều đi làm qua khu vực công viên nước Hồ Tây. Điểm khiến anh lưu tâm là tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn hiện đã không còn chức năng dành riêng cho bộ hành, mà đã được chuyển đổi thành một địa điểm văn hóa, không gian sáng tạo, tổ chức các sự kiện.

Anh Nam chia sẻ quan điểm về thất bại của phố đi bộ Trịnh Công Sơn: “Hồ Tây gần như không có dịch vụ bổ trợ gì đi theo, nên phố đi bộ không hấp dẫn được tôi. Đặc thù mật độ dân cư trên đấy không quá cao. Các khu biệt thự thì cũng đã có sẵn đường nội bộ rồi. Còn điều quan trọng nhất, Hồ Tây không hẳn là điểm đến du lịch quá nổi bật ở Hà Nội, nên có thể nó sẽ không dễ thành công như Hồ Gươm”.

Phố đi bộ Trần Nhân Tông chuẩn bị mở rộngphần không gian xung quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng). Hiện phần lòng đường phía trước cổng công viên Thống Nhất khá trống vắng người đi bộ.

Một số nhà chuyên môn quy hoạch kiến trúc cho rằng, phố đi bộ ở quận Tây Hồ thất bại vì chưa xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ, chưa tạo được sức hút từ dịch vụ thương mại, chưa đồng bộ nhu cầu đi chơi thư giãn của người dân với các nhu cầu văn hóa khác; và chưa có nguồn lực để cải tạo nhà quanh phố đi bộ phù hợp với mục đích mới của khu vực.

Trong khi đó, chị Lê Hồng Tuyến, trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), thường xuyên dẫn các con đi chơi ở các tuyến phố đi bộ vào dịp cuối tuần. Đánh giá về tuyến phố đi bộ mới là Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), chị Tuyến ủng hộ việc tạo thêm các không gian vui chơi, giải trí cho người dân và trẻ nhỏ vốn đang rất ít ỏi.

Tuy nhiên, theo chị Tuyến, có một số bất cập về giao thông: “Nhược điểm lớn nhất ở phố đi bộ Trần Nhân Tông là thời gian cấm đường, chỉ một mặt còn lại sát hồ Thiền Quang dành cho 2 chiều ô tô, xe máy. Có những buổi trưa không hề có bố mẹ nào cho trẻ nhỏ ra đường đấy chơi cả. Vì công viên Thống Nhất bên cạnh đã là một không gian đi bộ rồi, không nhất thiết tràn ra và chiếm một mặt đường phía trước nữa."