Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Nhà thờ Lớn Hà Nội, chính thức được gọi là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse, là một trong những công trình kiến trúc nổi bật và biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, nhà thờ không chỉ là một địa điểm tôn giáo quan trọng mà còn là một điểm đến thu hút du khách với vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử phong phú.
Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp, Bourard, và mang đậm phong cách kiến trúc Gothic của châu Âu, với các yếu tố như mái vòm nhọn, cửa sổ hình vòm và các trụ cột cao lớn. Đây là nhà thờ đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội và là nơi hành lễ của cộng đồng Công giáo.
Nhà thờ Lớn Hà Nội không chỉ là trung tâm tôn giáo của cộng đồng Công giáo mà còn là một biểu tượng văn hóa quan trọng của Hà Nội. Nhà thờ thường xuyên tổ chức các lễ nghi tôn giáo, bao gồm các buổi lễ Thánh lễ, các nghi thức đặc biệt và các sự kiện cộng đồng.
Ngoài ra, nhà thờ cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng và không gian yên tĩnh, nhà thờ là nơi lý tưởng để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.
Tìm hiểu thêm các địa điểm tham quan ở miền Bắc Tại đây
Nếu bạn đang dự định tham quan di tích lịch sử Hà Nội, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, Image Travel sẽ giúp bạn lên kế hoạch tham quan và đem đến cho bạn những trải nghiệm thực tế và kiến thức mới về những di tích lịch sử Hà Nội. Hotline liên hệ 028 2208 6688 hoặc truy cập vào Image Travel nhập thông tin để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
IMAGE TRAVEL & EVENTS chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức team building chuyên nghiệp, sáng tạo và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
02822086688 | [email protected]
Sáng ngày 7-8, tại chùa Pháp Hoa (P.4, Q.Phú Nhuận), Phòng Văn hóa – Thông tin quận Phú Nhuận đã phối hợp với chùa tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp thành phố.
Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Như Niệm, UV Thường trực HĐTS, Phó BTS kiêm Trưởng ban TTXH, trụ trì chùa Pháp Hoa; HT.Thích Trung Hậu, UV Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư; HT.Thích Như Tín, Phó BTS Phật giáo TP.HCM; HT.Thích Huệ Minh; HT.Thích Thanh Hùng, đồng UV Thường trực HĐTS, chứng minh BTS GHPGVN quận Phú Nhuận; HT.Thích Tấn Đạt, Phó Văn phòng 2 T.Ư, Phó Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư; ĐĐ.Thích Minh Nhật, Trưởng BTS GHPGVN quận Phú Nhuận… cùng đại diện chư tôn đức các tự viện trên địa bàn quận và các quận lân cận.
Về phía lãnh đạo quận Phú Nhuận có ông Trịnh Xuân Thiều, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND Quận; ông Huỳnh Đăng Linh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận; cùng đại diện các ban ngành quận phường, các nhân chứng lịch sử và Phật tử chùa Pháp Hoa tham dự.
Phát biểu giới thiệu về di tích lịch sử chùa Pháp Hoa, bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin quận, cho biết: vào những năm đầu thế kỷ 20, Phú Nhuận còn hoang vu, đất đai thưa thớt người ở; nhiều người dân từ Quảng Nam và miền Trung tham gia phong trào chống thuế năm 1908 bị thực dân Pháp truy bắt gắt gao, nên đã chạy vào Phú Nhuận để khai khẩn đất hoang, làm thuê, làm mướn sinh sống, trong đó có các như sư yêu nước như nhà Sư Quang Minh; Nhà sư Đạo Thanh… Các nhà Sư đã về ấp Đông Nhì, xã Phú Nhuận lập một thảo am đặt hiệu là Pháp Hoa vào năm 1928, tiền thân là chùa Pháp Hoa ngày nay. Thảo am được lập nhằm mục đích làm nơi lưu trú, lui tới của các sĩ phu, các nhà yêu nước, Tăng Ni và trí thức thời bấy giờ, là một cơ sở cách mạng trong cuộc chống ngoại xâm của nhân dân.
HT. Thích Như Niệm nhận bằng xếp hạng di tích Văn hóa
Từ năm 1930-1940 chùa Pháp Hoa là địa điểm hoạt động của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ. Trước năm 1945, chùa Pháp Hoa là nơi ẩn náu của những người bị chính quyền phong kiến Nam triều dưới thời Pháp thuộc đàn áp và truy bắt ở miền Trung. Sau năm 1945, chùa Pháp Hoa là cơ sở bí mật nằm ngay trong vùng ven đô của thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, là nơi ẩn náu, liên lạc của nhiều chiến sĩ Ban công tác số 6 của Đặc Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ năm 1945-1950, chùa còn là nơi trú ẩn và liên lạc từ nội thành với chiến khu kháng chiến An Phú Đông, là cơ sở liên lạc của các chiến sĩ từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động đổi vùng, tránh địch lùng bắt. Bên cạnh đó, đốc công Nguyễn Văn Hòa còn xây tại chùa căn hầm bí mật dùng để nuôi dấu cán bộ và cơ sở để cất giấu báo Tiếng súng kháng địch, của Ban Chí vận thuộc xứ ủy Nam kỳ… Đồng hành cùng các giới tại Sài Gòn – Gia Định suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến của dân tộc, bằng những đóng góp hy sinh của mình chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Hoa đã là cơ sở nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ hoạt động an toàn cho đến ngày kháng chiến thắng lợi, thống nhất đất nước.
Ghi nhận những đóng góp của chùa Pháp Hoa vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, ông Phan Nguyên Bình, Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND quận đã công bố quyết định 2258 của UBND TP về việc công nhận di tích lịch sử chùa Pháp Hoa. Sau đó, ông Trịnh Xuân Thiều đã thay mặt lãnh đạo quận trao bằng công nhận di tích và tặng hoa chúc mừng đến HT.Thích Như Niệm. Ông Nguyễn Đông Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận, thay mặt lãnh đạo quận đã phát biểu chúc mừng, khái quát lại những đóng góp của chùa trong công cuộc kháng chiến và thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị các ban ngành quận, phối hợp với chùa thực hiện các nội dung như: tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, giá trị di tích lịch sử của chùa, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo vệ và phát huy những giá trị di tích lịch sử. Chính quyền địa phương phối hợp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích theo quy định.
“Chùa tiếp tục sưu tầm, phục chế và làm bản sao các hiện vật, hình ảnh, tài liệu liên quan đến di tích để trưng bày tại chùa; nhằm tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ tốt cho việc tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích…”, ông Phó Chủ tịch nhấn mạnh. Phát biểu tại buổi lễ, HT.Thích Như Niệm, trụ trì chùa đã ôn lại quá trình hoạt động cách mạng của các nhà sư ở chùa Pháp Hoa cũng như bản thân Hòa thượng. Hòa thượng chia sẻ, dù là tu sĩ nhưng nhìn cảnh nước mất, nhà tan thì không thể nào ngồi nhìn được mà luôn đau đáu phải làm điều gì đó cho quê hương đất nước nơi minh được sinh ra và lớn lên. Chính những điều đó đã thôi thúc Hòa thượng cũng như chư Tăng và Phật tử ở chùa tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào và đi theo cách mạng. Những đóng góp đó tuy không to lớn, nhưng nhà nước luôn quan tâm và ghi nhớ để hôm nay công nhận nơi đây là di tích như một việc làm tri ân tiền nhân, và để lại một bài học lớn về giá trị nhân văn cho thế hệ kế thừa.
Sau buổi lễ, HT.Thích Như Niệm cùng chư tôn đức và quý quan khách đã gắn bảng công nhận di tích lịch sử.
Đình Đại Áng là ngôi đình của thôn Đại Đản, bên trong thờ 3 vị thần Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh và phối thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Sự tích của các vị thần hoàng này đã được chép nhiều nên không nhắc lại nữa. Ngôi đình tọa lạc ở địa phận xóm Đại Đình, thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Xã Đại Áng bao gồm 4 thôn: Đại Áng, Nguyệt Áng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thịnh. Thôn Đại Áng ngày nay có đông dân cư, được chia thành các xóm Đại Đình, Quyết Tâm và Chiến Thắng. Từ bến đỗ cuối cùng của tuyến xe bus số 12, du khách xuôi đường nhựa về hướng nam khoảng 500m qua ngã ba thứ hai sẽ nhìn thấy một chiếc cổng làng ở bên tay phải; rẽ vào cổng đi tiếp theo đường bê tông chừng 500m nữa thì đến đình.
Vị trí của đình Đại Áng rất đẹp: mặt quay hướng tây-nam về một cái hồ hình chữ nhật, nước trong sạch sẽ, bên tả là nhà sắc, bên hữu là tam quan ngoại và giếng ngọc của ngôi chùa Thiên Phúc Tự. Ngày nay con đường làng được lát bê-tông khá rộng dẫn du khách đi qua trụ sở thôn tới nhà sắc, đình và chùa, nếu rẽ trái thì sẽ đến nhà văn hóa thôn là một tòa nhà khá to ở bên kia hồ.
Năm 2001 đình được dân làng trùng tu khá khang trang. Từ ngoài vào trong gồm có các hạng mục: bình phong, nghi môn, tiền tế, thiêu hương, hậu cung. Tòa tiền tế rộng 5 gian 2 chái. Bộ vì kèo được làm theo kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ và bẩy hiên”. Các đầu ở hai gian giữa chạm lộng và chạm thủng hình đầu rồng. Tòa đại đình là một phương đình kiểu “chồng diêm”, mái trên các bờ dải đắp nổi hình rồng. Hậu cung có kết cấu khá đặc biệt với gian ngoài cùng là vì kèo quá giang kiểu “vỏ cua”, đây là nơi linh thiêng để đặt long ngai và bài vị của các vị thần hoàng.
Đình Đại Áng có bố cục khác với nhiều ngôi đình ở miền Bắc và lại mang ảnh hưởng của kiến trúc cố đô Huế (như vì vỏ cua) với những mảng chạm khắc đẹp và tinh tế. Trong đình còn lưu giữ được ba đôi câu đối khảm trai, một cuốn thư thiếp vàng, hai bộ bát bửu, hai long sàng, hai cửa võng, 4 cỗ kiệu và một long đình.
Năm 1789 cánh quân Tây Sơn do Đô đốc Bảo chỉ huy đã trú tại khu vực đình Đại Áng trước khi tiến đánh các đồn giặc Thanh và góp phần giải phóng thành Thăng Long. Theo bác Dân, một cựu chiến binh của địa phương, thì hồi ấy nhân dịp Tết Kỷ Dậu bà con sở tại đã gói bánh chưng, bánh dày cho các nghĩa sĩ ăn và mang theo. Từ đó hai thứ bánh này trở thành lễ vật có mặt trong hội đình làng.
Đình Đại Áng và chùa Thiên Phúc Tự ngày 02-10-1991 đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là cụm Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
[embeddoc url=”/wp-content/uploads/2017/11/Đình-Đại-Áng.docx” width=”0px” height=”0px” download=”all” viewer=”microsoft” text=”Tải xuống: dinh dai ang.docx”]