Đa cấp là gì ? hoạt động kinh doanh đa cấp là như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng đa cấp và kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay đang biến thể với nhiều cách khách nhau làm cho người tiêu dùng hoang mang. Với bài viết ” Đa cấp là gì ? Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo ” dưới đây hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.
Đa cấp là gì ? hoạt động kinh doanh đa cấp là như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng đa cấp và kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay đang biến thể với nhiều cách khách nhau làm cho người tiêu dùng hoang mang. Với bài viết ” Đa cấp là gì ? Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo ” dưới đây hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.
Kinh doanh theo hình thức đa cấp hay thường gọi là bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh, bán hàng có nhiều ý kiến trái chiều. Sau khi đã có cái nhìn sơ lược về Đa cấp sau khi tìm hiểu định nghĩa về đa cấp thì để hiểu hơn về hình thức Đa cấp này, sau đây là những đặc điểm thường thấy của Đa cấp, mời quý bạn đọc xem qua:
Song song với các công ty đa cấp chính thống, tồn tại rất nhiều hệ thống đa cấp bất chính, hay còn gọi là “hình tháp ảo”. Trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thành viên mới. Chúng là lừa đảo, những kẻ đã gây ra tiếng xấu cho “đa cấp chân chính” ở Việt Nam mình.
Các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ “đa cấp” ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác – kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác).
Thường là các sản phẩm kém chất lượng, không có giá trị sử dụng. Giá bán rất cao, không tương ứng với giá trị thực. Thậm chí là sản phẩm ảo, không thể nhìn thấy hoặc không tồn tại.
Vì sản phẩm là kém chất lượng hoặc không có thực, nên hoạt động của “đa cấp bất chính” chỉ là hoạt động tuyển dụng. Tuyển dụng đem lại nguồn thu cho thành viên của hệ thống.
Khi tham gia vào phải đóng một khoản tiền nào đó. Đôi khi chúng lấy cớ là khoản này dùng để mua sản phẩm, hay phí hoạt động, hay tiền đặt cọc,… Thực chất, tiền thu từ người tuyến dưới sẽ là thu nhập của người tuyến trên.
Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn:
Người tuyến trên sẽ vẽ ra một thiên đường thu nhập trong mơ để chiêu dụ người khác tham gia làm tuyến dưới. Nào là không cần làm vẫn có tiền, thu nhập thụ động từ các cấp dưới. Rồi nào là lợi nhuận khủng, làm giàu cấp tốc chỉ sau một thời gian ngắn…
Có một thực tế rất rõ ràng, đi cùng với những công ty đa cấp được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp thì hiện nay vẫn còn tồn tại những công ty ở dạng lừa đảo, và nếu như không biết cách phân biệt thì rất dễ rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang với những thủ đoạn lừa đảo của các công ty này. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận dạng bạn có thể tham khảo:
‣ Đầu tiên, những doanh nghiệp này đăng các nội dung quảng cáo trên phương tiện Internet (như website về việc làm, zalo, facebook…) về việc tuyển dụng nhân sự với các tiêu chí rất chung chung, dễ đáp ứng nhưng lại “rất hấp dẫn” về thu nhập, ví dụ như:
Tuyển nhân viên kinh doanh: lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động;
Tuyển cộng tác viên online: làm ca 4 tiếng/ngày thu nhập 6 triệu/tháng chưa kể hoa hồng…
Đối tượng của những đoạn quảng cáo này hướng đến thường là những người đang tìm kiếm việc làm hoặc các bạn sinh viên muốn đi làm thêm;
‣ Khi nộp hồ sơ xin việc, các ứng viên được hẹn phỏng vấn nhưng thực chất để các nhân viên của doanh nghiệp tiếp cận hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân và lấy sự tin tưởng của người đang tìm việc.
Tiếp đến, những nhân viên này vẽ vời một tương lai tươi sáng thu nhập hàng trăm triệu một tháng cùng những chuyến du lịch, đào tạo tại nước ngoài làm cho các ứng viên ham thích và muốn tham gia.
Sau đó, nhân viên tuyển dụng bằng nhiều các biện pháp kể cả dụ dỗ và ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với nhiều lý do (như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh…) hoặc bị yêu cầu mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư hay “gia nhập” doanh nghiệp;
‣ Sau khi đã nộp tiền, người tham gia/người được tuyển dụng có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để khuyến khích họ tuyển thêm người khác hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn.
Thực chất công việc của họ chỉ là tuyển được thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa lên cấp bậc. Nếu không làm các các công việc trên thì họ cũng không nhận thêm được bất kỳ các khoản thu nhập nào.
Trường hợp muốn khiếu nại về các khoản phí đã nộp, nạn nhân thường không có các chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, các biên lai hay phiếu thu nộp tiền đều không có dấu của doanh nghiệp.
Hiện nay, chỉ có 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (danh sách các doanh nghiệp bán hàng đa cấp luôn được cập nhật trên website: vcca.gov.vn). Tên 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp hiện nay bao gồm:
1. Công ty TNHH MTV Thương Mại Mỹ Lợi
2. Công ty TNHH Homeway Việt Nam
3. Công ty TNHH Nhượng Quyền Toàn Thắng
4. Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam
5. Công ty TNHH Người Lái Xe Mặt Trời Việt Nam
6. Công ty TNHH Best World Việt Nam
7. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
8. Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Hoằng Đạt
9. Công ty TNHH Siberian Health Quốc Tế
10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam
11. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam)
12. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam
13. Công ty TNHH Elken International Việt Nam
14. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam
15. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội
16. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam
17. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam
18. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam
19. Công ty TNHH Gcoop Việt Nam
20. Công ty TNHH Amway Việt Nam
22. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam.
Các tổ chức hay doanh nghiệp khác (không có tên trong 22 doanh nghiệp nêu trên) có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Cục CT&BVNTD khuyến cáo người dân KHÔNG tham gia các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép để hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại về vật chất và pháp lý.
Trên thực tế, mô hình bán hàng đa cấp không những không hề xấu mà còn được công nhận là phương thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Trong mô hình kinh doanh truyền thống, sản phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng với quy trình như sau:
Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp 2 => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng
Nhưng với mô hình kinh doanh đa cấp, thời gian và chi phí để sản phẩm đến tay người tiêu dùng đơn giản hơn rất nhiều:
Nhà sản xuất => Người tiêu dùng
Tóm lại: Với hình thức bán hàng đa cấp chân chính thì không những mang lại lợi ích cho người bán hàng mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng rất nhiều.
Để thực hiện kinh doanh đa cấp (Multi-Level Marketing, MLM), có một số điều kiện cần thiết mà bạn cần xem xét và hiểu rõ trước khi tham gia vào chương trình nào đó. Dưới đây là một số điều kiện quan trọng khi tham gia kinh doanh đa cấp:
Chọn công ty đáng tin cậy: Lựa chọn một công ty hoặc tổ chức đa cấp có danh tiếng tốt và uy tín là điều quan trọng. Nên nghiên cứu về lịch sử, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, và xem xét phản hồi từ người tham gia khác.
Minh bạch về kế hoạch và hệ thống: Công ty phải cung cấp cho bạn một hệ thống hoạt động rõ ràng và minh bạch. Điều này bao gồm giải thích cách bạn kiếm tiền, cơ cấu hoa hồng, cách thức tuyển thêm đại lý, và chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Giá trị thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ bán có giá trị thực sự và đáng mua. Không tham gia vào chương trình chỉ vì lợi nhuận từ việc tuyển thêm người tham gia mà bỏ qua giá trị thực sự của sản phẩm.
Khả năng tương thích: Xem xét xem bạn có phù hợp với mô hình kinh doanh đa cấp hay không. Việc tạo và phát triển mạng lưới đại lý yêu cầu khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và kỹ năng kinh doanh.
Khả năng đầu tư thời gian và nỗ lực: Kinh doanh đa cấp có thể yêu cầu bạn đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng mạng lưới đại lý và bán sản phẩm. Đảm bảo rằng bạn có thể cam kết đủ thời gian và năng lượng.
Hiểu rõ chính sách và điều khoản: Đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản, chính sách và hợp đồng liên quan đến việc tham gia vào chương trình đa cấp. Điều này đảm bảo bạn biết đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Tìm hiểu về pháp lý: Hiểu rõ về pháp luật và quy định liên quan đến kinh doanh đa cấp trong khu vực bạn hoạt động. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng hoạt động của bạn tuân thủ các quy định pháp luật.
Xem xét các lựa chọn khác: Nên xem xét và so sánh với các hình thức kinh doanh khác để đảm bảo bạn đang tham gia vào một cơ hội phù hợp với mục tiêu và tài năng của bạn.
Lưu ý rằng, việc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tham gia là rất quan trọng để tránh rơi vào các chương trình đa cấp bất chính hoặc lừa đảo.