Xuân Trường Cao Bằng

Xuân Trường Cao Bằng

Mạng lưới các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học đường và công tác xã hội tại Việt Nam

Mạng lưới các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học đường và công tác xã hội tại Việt Nam

Các nghiên cứu/thành tựu nổi bật

Từ buổi đầu dựng nước, Cao Bằng đã là nơi cư tụ của bộ lạc Âu Việt (còn gọi là Tây Vu, Tây Âu, Tây Âu Lạc) - một trong hai bộ lạc đầu tiên (Lạc Việt, Âu Việt) cùng xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt là Thục Phán. Nhà sử học Đào Duy Anh, trong “Đất nước Việt Nam qua các đời” viết: “Bộ lạc Tây Vu là bộ lạc căn bản của Thục Phán, nguyên trước kia chỉ là miền thượng lưu sông Lô, bao gồm cả miền thượng lưu sông Gâm và sông Chảy, tức miền Cao Bằng, Hà Giang và bắc Tuyên Quang ngày nay. Địa bàn này là nơi cư trú chủ yếu của người Tày…”. Người Âu Việt còn cư trú ở cả vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc). Bộ lạc Âu Việt (ở Việt Nam ngày nay: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn…) là bộ lạc láng giềng lâu đời với bộ lạc Lạc Việt. Bộ lạc Lạc Việt cư trú chủ yếu ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Yên... ngày nay. Theo truyền thuyết, bộ lạc Lạc Việt đã tồn tại qua 18 đời vua Hùng với trên 2000 năm (2879 - 257 TCN). Quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Lâm Thao, Bạch Hạc, Phú Thọ ngày nay). Thời kỳ đó, khoảng cuối thời Hùng Vương (257 TCN), thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt là Thục Phán làm chủ một vùng rộng lớn ở phía Nam Trung Quốc, vùng đó được gọi là nước Nam Cương, gồm miền Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cả vùng Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam ngày nay - mà trung tâm là vùng Cao Bằng. Nhà sử học Đào Duy Anh chỉ rõ: “…những bộ lạc Tây Âu ở phía Nam Tả Giang, ở miền Hữu Giang và cả miền thượng lưu sông Lô, thượng lưu sông Gâm, thượng lưu sông Cầu ở nước ta ngày nay… hợp thành bộ lạc liên hiệp Nam Cương mà Thục Phán là tù trưởng tối cao”. Nước Nam Cương lúc đó gồm 10 xứ mường, trong đó mường trung tâm là nơi Vua ở, đó là Kinh đô Nam Bình (nay là Cao Bình, xã Hưng Đạo - thành phố Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 10km), còn 9 mường xung quanh do chín chúa mường cai quản.  Theo truyền thuyết, Thục Chế làm vua nước Nam Cương 60 năm, khi Thục Chế mất, con là Thục Phán tuy còn ít tuổi nhưng được thay thế vua cha lên làm vua nên các chúa không quy phục. Cả chín chúa mường đều đem quân về bao vây kinh thành đòi nhường lại ngôi vua. Thục Phán tuy còn nhỏ tuổi nhưng tỏ ra là người thông minh tài cán, trí tuệ hơn người. Thục Phán tổ chức cho 9 chúa lần lượt cùng nhau thi đấu võ, ai thắng sẽ được nhường ngôi vua, kết quả đấu võ bất phân thắng bại, nên không ai được nhường ngôi vua. Thục Phán lại bày ra cuộc đua tài: Ai giỏi nghề gì làm nghề đó, hẹn ba ngày ba đêm thì cuộc thi kết thúc, ai hoàn thành đúng hạn là giành phần thắng sẽ được làm vua. Mỗi chúa một việc thách nhau. Thục Phán một mặt ký giao kèo để các chúa thi đấu với nhau, mặt khác chọn chín cung nữ đủ tài sắc, văn võ kiêm toàn, lẻn đi theo các chúa, dùng mỹ nhân kế để mê hoặc và làm thất bại cuộc đua tài của họ, khi sắp sửa thành công.  Kết quả là các chúa thi nhau mất rất nhiều công sức mà không chúa nào thắng cuộc. Thục Phán vẫn giữ ngôi vua. Các chúa đều quy phục.  Truyền thuyết chỉ ra nhiều di tích, nhiều việc làm bị bỏ dở trong cuộc đua tài của các chúa, nay các địa điểm vẫn còn và là những địa danh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt đời sống của nhân dân. Đó là các địa danh liên quan đến 9 chúa trong cuộc thi tài. Chúa họ Hoàng đi nhổ mạ ở Phiêng Pha - xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, đem về cấy ở cánh đồng Tổng Chúp - xã Hưng Đạo, huyện Hòa An. Chúa họ Lâm nung gạch bị quá lửa kết thành quặng, đó là Mỏ Sắt, xã Dân chủ, Hòa An. Chúa họ Nông đi lấy trống, ngủ say, trống lăn xuống vực, đó là Tổng Lằn, xã Thịnh Vượng, Nguyên Bình. Chúa họ Lý bắn cung để sót lá, cây đa trước đền Vua Lê, xã Hoàng Tung, Hòa An. Chúa họ Lương đóng thuyền chưa kịp lật, đó là Khau Lừa - tức đồi thuyền, Bế Triều, Hòa An. Chúa họ Hà xây thành không hoàn tất cửa đông - thành Nà Lữ, Hoàng Tung, Hòa An. Chúa họ Lục đẽo đá làm guốc, chưa xỏ quai ở đầu gò, Hưng Đạo, Thành phố. Chúa họ Đàm làm không trọn nghìn bài thơ, bỏ lại bút nghiên cũng tại xã Hoàng Tung, Hòa An. Chúa họ Trương mài lưỡi cày thành kim khâu, chưa hoàn tất (chưa kịp xỏ lỗ) đã ném sang Trung Quốc. Bên cạnh truyền thuyết, các yếu tố về ngôn ngữ, địa danh cũng góp phần giúp các nhà nghiên cứu đưa ra những giả thuyết về nhân vật Thục Phán và vị trí địa bàn lãnh thổ nước Nam Cương. Về địa danh vẫn lưu truyền tên gọi của người Tày cổ (Tây Âu - Tày Hâu). Những bộ lạc cư trú gần nhau họp thành liên minh, tôn bồ chính, bộ lạc nào đông người, giàu có hơn, có thế lực hơn được tôn làm trưởng, gọi là Chúa đất. Mọi người gọi chung tộc người mình sinh sống cùng nhau là Tày Hây hay Tày Hâu (có nghĩa người Tày chúng ta - người Tày mình), cư trú ở vùng Tây Âu. Có lúc gọi vùng này là đất Tây Vu vì người Tày thời đó tôn ông Pụt (bụt), ông Giàng làm Phụ đạo (cha dẫn đường) thủ lĩnh bộ lạc. Vu nghĩa là đồng bóng, Pụt then là một dạng đồng bóng. Các cộng đồng cư dân ở Tây Âu với bản tính sống đơn giản, mộc mạc, chất phác, các chúa đất vùng Tây Âu ít va chạm nội bộ, họ thường thể hiện sự giúp đỡ tương trợ giữa các xứ khi gặp khó khăn hoạn nạn. Đất Tây Âu giáp với phía Nam của Trung Quốc, nên người Trung Quốc trước đây gọi vùng phía nam này là Nam Cương (có nghĩa là nơi giới hạn đất đai - lãnh thổ ở phía Nam, có lẽ vì vậy mà có tên gọi nước Nam Cương). Theo truyền thuyết Chín Chúa tranh ngôi vua, thì xứ Cao Bình là của Thục Chế trưởng liên minh các bộ lạc Tày, có thế lực lớn. Cao Bình ở trung tâm Tây Âu. Khi cuộc họp tranh tài diễn ra thì các chúa đất ở các vùng thuộc lưu vực sông Lô, sông Gâm, bắc sông Cầu có thể đến dự họp bằng ngựa, còn các chúa đất lưu vực sông Hữu Giang, Tả Giang, Uất Giang… và cả Kỳ Cùng đều đến được bằng thuyền, bè. Hiện nay trên địa bàn Cao Bằng còn một số dấu tích vật thể và phi vất thể liên quan đến nước Nam Cương, đó là dấu vết của một tòa thành, dân gian gọi là thành Bản Phủ. Tương truyền đây là thành của Tục Pắn (Thục Phán), người đã giành chiến thắng được tôn làm vua nước Nam Cương sau cuộc đua tài “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua). Thành này có hai lớp tường thành đất bao bọc gợi ra truyền thống đắp thành Cổ Loa sau khi An Dương Vương rời Cao Bằng xuống đóng đô ở đồng bằng. Phía trước tòa thành là hồ sen (trước đây rộng 7 ha) và cánh đồng Cao Bình, tiếp là cánh đồng Tổng Chúp, trước đó gọi là cánh đồng Tổng Quảng nghĩa là cánh đồng rộng, sau cuộc đua tài của chúa Tiến Đạt chưa cấy hết (còn bằng cái nón) nên gọi là Tổng Chúp. Ngay chân thành là giếng ngọc - thường gọi là Bó Phủ, nước trong vắt quanh năm. Gần kinh thành có cây đa cổ thụ, tương truyền là chúa Kim Đán dùng cung tên bắn gần trụi hết lá. Ra khỏi vòng thành ngoài, ở gần Đầu Gò còn có một đôi guốc đá khổng lồ chưa kịp đục lỗ xỏ quai, đó là kết quả đua tài của chúa Văn Thắng; tiếp tục đi theo quốc lộ (hướng lên Pác Bó) khoảng 1km, ở bên phải có một quả đồi gọi là Khau Lừa (tức đồi thuyền), theo truyền thuyết đó là con thuyền của Ngọc Tặng chưa kịp lật; đối diện với Khau Lừa bên kia sông Bằng là thành Nà Lữ còn thiếu một cửa do cuộc đua tài của Thành Giáng bị bỏ dở… Tại kinh đô Nam Bình, Thục Phán đã tổ chức nhiều cuộc thi và giành thắng lợi trước các chúa. Trong tâm thức nhân dân vẫn còn nhiều tập tục- có thể gọi là một loại hình văn hóa tộc người lưu lại, liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương.                Bài 6: Nguồn gốc Thục Phán

Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh,

cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh,

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định, hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam

1. Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam (NA1).

2. Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (NA2).

3. Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (NA3),

4. Phiếu yêu cầu điện báo (NA4).

5. Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).

6. Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (NA6).

7. Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú (NA7).

8. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8).

9. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực (NA9).

10. Danh sách người đề nghị cấp giấy miễn thị thực (NA10).

11. Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam (NA11).

13. Tờ khai cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú (NA13).

14. Công văn đề nghị cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NA14).

15. Đơn xin phép cho thân nhân vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NA15).

16. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16).

17. Phiếu khai báo tạm trú của người nước ngoài (NA17).

18. Danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú (NA18).

Điều 3. Mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Công văn trả lời đề nghị xét duyệt nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (NB1).

2. Công văn trả lời đề nghị kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (NB2).

3. Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế (NB3).

4. Bản FAX thông báo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho khách (NB4).

5. Công văn trả lời nhân sự người đề nghị cấp giấy miễn thị thực (NB5).

6. Giấy báo tin về việc người nước ngoài xin thường trú (NB6).

7. Giấy biên nhận hồ sơ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (NB7).

Điều 4. Mẫu giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú Việt Nam

3. Thẻ tạm trú loại dán (NC3A).

4. Thẻ tạm trú loại rời (NC3B, NC3C).

5. Giấy miễn thị thực loại dán (NC4).

6. Giấy miễn thị thực loại rời (NC5).

7. Dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh (NC6).

8. Dấu chứng nhận tạm trú (NC7).

11. Giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NC10).

12. Biên bản tạm hoãn xuất cảnh/buộc xuất cảnh/chưa cho nhập cảnh (NC11).

13. Quyết định buộc xuất cảnh (NC12).

Điều 5. In, sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ

1. Đối với ấn phẩm trắng (thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực):

a. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hợp đồng với đơn vị nghiên cứu, sản xuất tài liệu kỹ thuật nghiệp vụ của Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật Bộ Công an để sản xuất ấn phẩm trắng cung ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực.

b. Các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực phải quản lý ấn phẩm trắng theo chế độ mật; cấp đúng quy định, đúng đối tượng.

c. Trước ngày 15/11 hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực phải dự trù và đăng ký với Cục Quản lý xuất nhập cảnh số lượng ấn phẩm trắng cần sử dụng cho năm tiếp theo. Cách đăng ký như sau: các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan của Bộ Ngoại giao đăng ký qua Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao; các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đăng ký qua Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký trực tiếp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

2. Đối với các mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nêu tại Điều 3 của Thông tư này khi sử dụng phải in trên khổ giấy A4 và không được thay đổi nội dung của mẫu.

3. Đối với các mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 2 Thông tư này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập, in sử dụng các mẫu giấy tờ trên mạng thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Khi sử dụng mẫu, không được thêm, bớt và phải điền đầy đủ các nội dung được quy định trong mẫu.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2015.

Thông tư này thay thế: Điều 1 Thông tư số 01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT ngày 29/01/2012 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 12/05/2009 của Bộ Công an - Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; Điều 2 Thông tư số 02/2012/TT-BCA ngày 05/01/2013 về việc ban hành, hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh; Thông tư số 25/2013/TT-BCA ngày 12/06/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 02/2012/TT-BCA ngày 05/01/2013 về việc ban hành hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh.

2. Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy tờ đó.

1. Tổng cục An ninh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị khác có liên quan tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Tổng cục An ninh) để có hướng dẫn kịp thời./.