Vùng Nông Thôn Ở Mỹ

Vùng Nông Thôn Ở Mỹ

Hãy để LocoBee giới thiệu tới bạn về vùng nông thôn ở Nhật để bạn càng thêm yêu đất nước nhỏ bé và xinh đẹp này nhé. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn 5 điều mà vùng nông thôn Nhật Bản đang chờ bạn. Cùng xem đó là gì nhé!

Hãy để LocoBee giới thiệu tới bạn về vùng nông thôn ở Nhật để bạn càng thêm yêu đất nước nhỏ bé và xinh đẹp này nhé. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn 5 điều mà vùng nông thôn Nhật Bản đang chờ bạn. Cùng xem đó là gì nhé!

#1. Thiên nhiên thanh bình và yên tĩnh

Thiên nhiên ở vùng nông thôn Nhật Bản sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn. Đó không phải là vẻ đẹp nhân tạo hay được thương mại hoá nhằm thu hút khách du lịch và cũng không có cảnh đông người… Vùng nông thôn rộng lớn của Nhật Bản có nhiều núi, hồ, sông, bờ biển tuyệt đẹp.

Không khí bạn hít thở cũng trong lành hơn đáng kể và bạn sẽ chỉ phải chia sẻ chúng cũng như phong cảnh tươi đẹp này với ít người hơn.

Người Nhật Bản nổi tiếng là lịch sự nếu bạn kết hợp điều đó với sự tò mò của những người dân đối với người nước ngoài (vì họ ít thấy người nước ngoài hơn so với cư dân thuộc các thành phố lớn).

Cộng với bản tính thoải mái và niềm tự hào mà họ thường có đối với thị trấn và nghề nghiệp, họ còn rất cố gắng giới thiệu cho bạn mọi thứ xung quanh hoặc cố gắng cho bạn biết thêm về vùng đó. Tiếng Anh của họ có thể chỉ bập bõm nhưng bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được sự ấm áp từ lòng thân thiện, hiếu khách này.

#3. Sản phẩm và ẩm thực địa phương

Thực phẩm Nhật Bản ở nước ngoài có xu hướng được đóng gói và thường có súp miso, katsu (thịt chiên), sushi và mì. Điều này sẽ không được tìm thấy ở các vùng nông thôn nhỏ ở Nhật, nơi mỗi địa phương đều có một hoặc một số món ăn hoặc cách chế biến đặc biệt.

Các món đặc sản (ẩm thực địa phương) và các nguyên liệu theo mùa rất được yêu thích. Trên thực tế, khi người Nhật đi du lịch đến một vùng khác của đất nước, điều đầu tiên mà bạn bè của họ hỏi khi họ trở về là “Bạn đã ăn gì?”.

Các thành phố lớn như Tokyo và Osaka có rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Bạn có thể tìm thấy tại các siêu thị lớn cũng như các nhà hàng phương Tây để phục vụ khẩu vị người nước ngoài và nhu cầu tiêu dùng của người dân ở đô thị. Nhưng với dân số thấp hơn và quan điểm sống truyền thống hơn, những thứ đó tương đối khan hiếm ở nông thôn.

Với ít ảnh hưởng từ bên ngoài hơn, các thị trấn nông thôn nhỏ vẫn bảo tồn được nhiều nét văn hóa và truyền thống của họ. Nhiều thị trấn cũng tham gia vào các ngành nghề chuyên biệt và gắn liền với các ngành đó theo thời gian, đến mức nó đã trở thành một phần bản sắc và truyền thống của họ.

Ấm sắt Nambu, món đồ thủ công truyền thống độc đáo của Nhật Bản

Ví dụ, nhiều thị trấn nổi tiếng với đồ gốm và thường xuyên tổ chức các sự kiện, lễ hội đồ gốm, trong khi những thị trấn khác có thể có truyền thống làm đồ thủy tinh, đồ sắt hoặc đồ sơn mài…

Đối với những người không nói tiếng Nhật, điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi lên kế hoạch về một chuyến đi đến vùng nông thôn của Nhật Bản là rào cản ngôn ngữ và thiếu hướng dẫn tiếng Anh mà bạn sẽ gặp phải. Đừng sợ! Mặc dù có thể hơi mất thời gian hơn một chút nhưng nỗ lực của bạn để giao tiếp với người dân địa phương và các nhân viên trên các phương tiện giao thông hoặc khách sạn hữu ích có thể hoàn thành với sự trợ giúp của một số từ vựng thường gặp và một vài cử chỉ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn, một mẹo đơn giản và phổ biến là quên ngữ pháp đi, nói tên tiếng Anh của thứ bạn muốn hoặc nơi bạn muốn đi.

Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội thực hành sử dụng ngôn ngữ (điều mà bạn hầu như không cần làm ở một thành phố lớn) và thậm chí có thể bỏ túi một số bài học thú vị trong quá trình cố gắng giao tiếp đấy!

Chúc bạn có được những trải nghiệm thật đẹp khi tới du lịch hoặc sống ở vùng nông thôn Nhật Bản nhé!

Bản đồ Nhật Bản và 47 tỉnh thành

5 điểm thú vị của nước Nhật mà bạn nên biết

Hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia trên toàn thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Đây là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên của UN Tourism về du lịch nông thôn, thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia trên toàn thế giới, đại diện cho các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam, các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết với mục tiêu xác định thách thức, chia sẻ kinh nghiệm tốt và thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn, Hội nghị đã thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, hòa nhập xã hội, trao quyền cho cộng đồng địa phương và các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, thanh niên và người dân bản địa.

Theo ông Hồ An Phong, khu vực nông thôn sở hữu đa dạng các di sản văn hóa và và thiên nhiên đặc sắc với nhiều giá trị đặc trưng khác biệt với khu vực đô thị, đó là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống và cộng đồng địa phương đầy bản sắc. Đây là những tài nguyên quý giá cung cấp các giá trị trải nghiệm khác biệt, góp phần thu hút khách du lịch về khu vực nông thôn và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

"Đối với Việt Nam chúng tôi, là đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn với lợi thế về tài nguyên giàu bản sắc của khu vực nông thôn, trong những năm qua, Việt Nam cũng đã quan tâm phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại sự đa dạng trong cung ứng dịch vụ của du lịch Việt Nam, thúc đẩy kết nối tour tuyến, mở rộng không gian đón khách về nông thôn.

Ngược lại, du lịch nông thôn cũng là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ duy trì được các nghề truyền thống, phát triển các sản vật địa phương có giá trị, tạo niềm tin gắn bó với quê hương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn", ông Hồ An Phong cho hay.

Đại diện các quốc gia sẽ chia sẻ chính sách, kinh nghiệm xúc tiến hiệu quả điểm đến du lịch nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực tiễn những năm qua tại Việt Nam cho thấy, du lịch đã đóng góp không nhỏ việc làm thay đổi "bộ mặt" của nhiều vùng nông thôn, đưa nhiều vùng nông thôn hạn chế về điều kiện phát triển nhưng trở thành "vùng quê đáng sống", du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Việt Nam cũng đã phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phát triển du lịch nông thôn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp, bao trùm và đa giá trị.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, khu vực nông thôn của Việt Nam cũng phải đối mặt với với nhiều thách thức. Mặc dù đã có sự phát triển nhưng đa số các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ở vùng sâu, vùng xa có quy mô nhỏ, lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, gặp khó khăn về hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế xã hội khác, hạn chế về nguồn lực đầu tư; nguồn nhân lực và khả năng kết nối thị trường... Điều này đặt ra những yêu cầu trong việc định hướng tầm nhìn, tìm kiếm các giải pháp hiệu quả trong việc thực thi các chính sách phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam đảm bảo các mục tiêu đề ra cũng như thích ứng với những vấn đề mang tính toàn cầu.

"Chính vì những lý do trên, chúng tôi rất hoan nghênh Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc tổ chức Hội nghị có quy mô toàn cầu về phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam. Đây là cơ hội để học hỏi, nâng cao nhận thức, định hướng tầm nhìn và ban hành, thực thi các chính sách, giải pháp phát triển du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia", Thứ trưởng bày tỏ.

Các đại biểu trao đổi tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Phát biểu tại phiên khai mạc, bà Zoritsa Urosevic, Phó Tổng Thư ký UN Tourism cho rằng sự hòa quyện giữa thiên nhiên, con người bản địa và các văn hóa truyền thống là những tài liệu quý giá cung cấp những giá trị khác biệt góp phần đưa khách du lịch về nông thôn, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

Bà Zoritsa Urosevic cho hay, thống kê có khoảng 84% người dân sống ở khu vực nông thôn đối mặt với những khó khăn, hạn chế tiếp cận các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và cơ hội việc làm…Để giải quyết thách thức này thì phát triển du lịch nông thôn là giải pháp thích hợp. Du lịch lại có khả năng thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế, tăng cường mối liên kết giữa du lịch và nông nghiệp, trao quyền cho cộng đồng địa phương, kích thích đổi mới và đầu tư, đồng thời mang lại ở khả năng tiếp cận tốt hơn đặc biệt là cho nhóm yếu thế như là phụ nữ và trẻ em.

"Hội nghị hôm nay có sự hiện diện của các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới để cùng chia sẻ về phát triển du lịch vùng nông thôn, xây dựng sinh kế, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Hội thảo này chúng ta không chỉ nói đến việc chia sẻ ý tưởng mà còn đưa ra những hành động cụ thể.

Đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác trao đổi kiến thức và xây dựng các chiến lược để thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng đồng ở vùng nông thôn theo hướng bền vững. Chúng tôi cam kết đưa du lịch nông thôn vào trọng tâm của chương trình nghị sự toàn cầu", bà Zoritsa Urosevic chia sẻ.

Tại Hội nghị, đại diện các quốc gia sẽ chia sẻ chính sách, kinh nghiệm xúc tiến hiệu quả điểm đến du lịch nông thôn; ứng dụng công nghệ để chuyển đổi du lịch nông thôn; thảo luận làng du lịch trao quyền cho cộng đồng địa phương để dẫn dắt sự phát triển; chiến lược kết nối nông nghiệp và du lịch để thúc đẩy bền vững và lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Dịp nay, Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) sẽ trao giấy chứng nhận Làng Du lịch Tốt nhất năm 2024 cho làng Trà Quế, tỉnh Quảng Nam. Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức chương trình khảo sát các sản phẩm du lịch nông thôn và văn hóa nổi bật của tỉnh Quảng Nam, trải nghiệm vẻ đẹp yên bình của Làng Rau Trà Quế, tìm hiểu nghệ thuật làm gốm truyền thống tại Làng gốm Thanh Hà và đến thăm phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho hay, du lịch nông nghiệp - nông thôn tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ những năm 2010 và phát triển mạnh từ năm 2013. Các điểm du lịch phân bố ở hầu hết các địa phương toàn tỉnh, hiện nay có 126 điểm tài nguyên du lịch nông nghiệp nông thôn đã được thống kê, trong đó nhiều điểm hoạt động rất hiệu quả như: Làng gốm Thanh Hà, Làng rau Trà Quế, Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, Làng mộc Kim Bồng (Hội An), Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu (Nam Giang)… Ước tính, trên 30% du khách đến Quảng Nam có trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Nổi trội nhất là điểm du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, thành phố Hội An, thu hút gần 1 triệu lượt khách; làng rau Trà Quế thu hút gần 25.000 lượt khách vào năm 2024.