CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THỌ XƯƠNG - HUYỆN THỌ XUÂN - TỈNH THANH HÓA
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THỌ XƯƠNG - HUYỆN THỌ XUÂN - TỈNH THANH HÓA
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường.
Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của một số người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn xã Xuân Bái chúng ta mặc dù đa số các hộ gia đình đã nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nhưng bên cạnh đó có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông, ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Đó là do những thói quen xấu, có từ lâu, khó sửa đổi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường.
Tại khu dân cư một số hộ gia đình không nộp phí vệ sinh môi trường hàng tháng, lợi dụng lúc trời tối, những đoạn đường vắng người vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng, xuống sông... Đây là những hành động cần lên án.
Để ngăn chặn tình trạng trên, UBND xã giao Công an xã và Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Môi trường tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng được quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp.
Đăng lúc: 22/05/2024 00:00:00 (GMT+7)
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường.
Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của một số người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn xã Xuân Bái chúng ta mặc dù đa số các hộ gia đình đã nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nhưng bên cạnh đó có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông, ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Đó là do những thói quen xấu, có từ lâu, khó sửa đổi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường.
Tại khu dân cư một số hộ gia đình không nộp phí vệ sinh môi trường hàng tháng, lợi dụng lúc trời tối, những đoạn đường vắng người vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng, xuống sông... Đây là những hành động cần lên án.
Để ngăn chặn tình trạng trên, UBND xã giao Công an xã và Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Môi trường tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng được quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp.
Cuộc sống đang ngày càng phát triển hiện đại, kéo theo đó là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Song đối lập với nó thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp.
Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Tuyên truyền bảo vệ môi trường như thế nào để việc tuyên truyền trở nên hiệu quả? Khách hàng đang cần tìm kiếm câu trả lời, vui lòng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, 2 yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và bao quanh con người. Chúng có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên. Song với tình hình như hiện nay, môi trường của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, các yếu tố có tính chất vật lý, sinh học, hoá học của môi trường bị thay đổi hay còn gọi là “bị làm bẩn”. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng như các sinh vật khác.
Hiện nay có 3 dạng ô nhiễm môi trường chính đó là:
– Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi theo hướng tiêu cực trong môi trường nước. Cụ thể, trong môi trường nước sẽ xuất hiện các chất lạ ở dạng lỏng hoặc rắn. Sự biến đổi này khiến nguồn nước trở thành chất độc hại đối với con người và động vật. Xem đầy đủ về ô nhiễm môi trường nước.
– Ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất là việc trong môi trường đất xuất hiện các chất xenobiotic gây hại ảnh hưởng tới đời sống của con người và động vật. Các chất này hình này bới hoạt động công nghiệp, hoá chất nông nghiệp… Mức độ ô nhiễm còn tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng hoá chất và công nghiệp hoá. Xem đầy đủ về ô nhiễm môi trường đất.
– Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự góp mặt của một chất lạ hoặc sự thay đổi thành phần không khí. Điều này khiến không khí có mùi khó chịu, không sạch sẽ, làm giảm khả năng quan sát do bụi. Xem đầy đủ về ô nhiễm môi trường không khí.