Theo CNN, kế hoạch thuế của Tổng thống Trump vẫn chưa được công bố chi tiết và có thể chẳng bao giờ thành hiện thực song chắc chắn, nó rất gây chú ý. Nếu áp dụng mức thuế doanh nghiệp 15%, Mỹ sẽ là nước lớn có thuế suất thấp nhất thế giới.
Theo CNN, kế hoạch thuế của Tổng thống Trump vẫn chưa được công bố chi tiết và có thể chẳng bao giờ thành hiện thực song chắc chắn, nó rất gây chú ý. Nếu áp dụng mức thuế doanh nghiệp 15%, Mỹ sẽ là nước lớn có thuế suất thấp nhất thế giới.
, nhiều người có thể bị nhầm lẫn và không phân biệt được GDP với một số chỉ số kinh tế khác.
GNP là chỉ số tổng sản phẩm quốc gia, biểu thị tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và các dịch vụ mà mọi công dân tạo ra trong năm.
GDP và GNP đều được sử dụng để biểu thị giá trị trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, nhằm đánh giá khả năng phát triển kinh tế của một đất nước.
Tuy nhiên về bản chất, GDP chỉ thể hiện tổng sản phẩm quốc nội (trong nước). Còn GNP thì phản ánh tổng sản phẩm quốc dân, bao gồm trong nước và ngoài nước.
CPI là chỉ số đo lường hang hóa, dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. Trong đó không bao gồm giá cả hàng hóa, dịch vụ được nhà nước, Chính phủ hay các hãng mua.
Hai chỉ số GDP và CPI đều biểu thị các chỉ số đo lường giá trị kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, giá trị GDP chỉ tính cho các hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Còn giá trị CPI được tính cho toàn bộ hang hóa, dịch vụ được mua, bao gồm cả những hàng hóa được nhập khẩu.
Khi đã có cái nhìn toàn diện và hiểu rõ
, các câu hỏi thường gặp liên quan chủ yếu tập trung vào chỉ số GDP cụ thể của năm.
8.1 GDP Việt Nam 2022 bao nhiêu?
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 06 tháng đầu năm 2022 của nước ta tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 06 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 06 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018, 2019.
Trong mức tăng chung của nền kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); Công nghiệp và xây dựng tăng 7,70% (đóng góp 48,33%); Dịch vụ tăng 6,60% (đóng góp 46,60%).
Về cơ cấu nền kinh tế 06 tháng đầu năm 2022: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; Công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; Dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
Theo Nghị quyết 43/2022/QH15, nước ta đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối trong trung hạn và dài hạn.
Nhiều tổ chức quốc tế có chung nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ ở mức cao, đạt hoặc vượt xa so với chỉ tiêu tăng trưởng mà Quốc hội giao.
8.2 GDP Việt Nam 2022 đứng thứ mấy Đông Nam Á?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo quy mô GDP Việt Nam năm 2022 sẽ đứng thứ 06 trong khu vực Đông Nam Á.
8.3 GDP Việt Nam 2022 đứng thứ mấy thế giới?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2022 Việt Nam có cải thiện trong bảng xếp hạng 50 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Theo đó Việt Nam được nhảy lên 02 bậc, từ vị trí 41 lên vị trí số 39 trên thế giới.
Trên đây là các thông tin giải thích: GDP là gì? Chỉ số GDP ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế? Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.
GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP:
Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.
FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.
, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự quan trọng của chỉ số GDP đối với nền kinh tế của một quốc gia.
GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vào một thời điểm nhất định. Đồng thời, thể hiện và phản ánh rõ ràng sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian.
Chỉ số GDP giảm có thể dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tiền mất giá… Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống người dân.
Ngoài ra, GDP còn là yếu tố giúp các các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về tiềm năng phát triển của một quốc gia, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Dựa vào chỉ số GDP, Chính phủ mỗi quốc gia ban hành các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế.
Bên cạnh những ưu điểm mà GDP mang đem lại, chỉ số này cũng xuất hiện một số nhược điểm như:
- Không thể hiện đầy đủ các hoạt động sản xuất tự cung, tự cấp.
- Không định lượng được một số giá trị làm ngoài giấy tờ, kinh doanh trên thị trường chợ đen, công việc tình nguyện…
- Không xem xét các hoạt động trung gian mà chỉ xem xét trên hoạt động sản xuất hàng hóa cuối cùng và đầu tư vốn.
- Mức tăng trưởng GDP không thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc gia và đời sống người dân. Bởi GDP chỉ phản ánh sản lượng vật chất mà không xét được tình hình tổng thể của quốc gia.
Hiện nay có 03 cách tính GDP thông dụng nhất được áp dụng. Tuy nhiên, dù tính theo cách nào thì kết quả cũng như nhau.
Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Trong đó, giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất, giá trị thặng dư…
6.2. Phương pháp sử dụng cuối cùng
Xét về góc độ sử dụng hay chi tiêu, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất – nhập khẩu của một đất nước.
C: Tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó
I: Tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư
G: Tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.
Ti: Các khoản thuế dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).