Chiến Tranh Nga Và Ukraine Bao Giờ Kết Thúc

Chiến Tranh Nga Và Ukraine Bao Giờ Kết Thúc

Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: RIA Novosti).

Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: RIA Novosti).

Ông Zelensky nói xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc "sớm hơn" khi ông Trump nhậm chức

Ngày 15-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá xung đột Nga - Ukraine sẽ "kết thúc sớm hơn" một khi ông Trump chính thức trở thành tổng thống Mỹ vào tháng 1-2025, theo Hãng tin AFP.

"Chắc chắn cuộc chiến này sẽ kết thúc sớm hơn nhờ các chính sách của đội ngũ giờ đây lãnh đạo Nhà Trắng. Đây là cách tiếp cận và lời hứa của họ với công dân của họ. Cuộc chiến sẽ kết thúc, nhưng chúng tôi không biết ngày chính xác" - ông Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với Đài Suspilne (Ukraine).

Tổng thống Zelensky cho biết ông đã có "cuộc trao đổi mang tính xây dựng" với ông Trump trong cuộc điện đàm vừa qua sau khi ông Trump thắng cử. "Tôi không nghe thấy bất cứ điều gì trái ngược với lập trường của chúng tôi" - ông nói thêm.

Hôm 14-11, ông Donald Trump tuyên bố chính quyền sắp tới của mình sẽ tập trung vào chiến sự Nga - Ukraine. "Chúng tôi sẽ làm việc quyết liệt về vấn đề Nga và Ukraine. Chuyện này (chiến sự) phải dừng lại. Nga và Ukraine phải dừng lại" - ông Trump nói tại buổi tiệc của Viện Chính sách nước Mỹ trên hết (AFPI) ở Mar-a-Lago, bang Florida.

Ông Trump nói chính quyền sắp tới sẽ tập trung chiến sự giữa Nga và Ukraine - Nguồn: AFP - THE PALM BEACH POST

Ông Trump thông báo sẽ lập Hội đồng Năng lượng quốc gia

Ngày 15-11, Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo ông sẽ thành lập "Hội đồng Năng lượng quốc gia" để điều phối các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất năng lượng của Mỹ, theo Hãng tin Reuters.

Hội đồng này sẽ do Thống đốc bang North Dakota Doug Burgum - người được ông Trump chọn làm bộ trưởng Nội vụ - lãnh đạo.

Thống đốc North Dakota Doug Burgum phát biểu trước báo giới tại Mar-A-Lago ở Palm Beach, bang Florida, Mỹ ngày 14-11 - Ảnh: REUTERS

Hội đồng Năng lượng quốc gia sẽ đại diện cho các bộ và cơ quan liên bang tham gia cấp phép và quản lý các loại năng lượng. Ông Trump nói hội đồng này "sẽ giám sát con đường dẫn đến sự thống trị về năng lượng của Mỹ".

Tổng biên tập tạp chí lâu đời nhất của Mỹ từ chức sau các bài đăng chống Trump

Bà Laura Helmuth - tổng biên tập tạp chí Scientific American của Mỹ - đã từ chức sau một loạt bài đăng trên mạng xã hội chỉ trích những người bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump là "phát xít".

"Tôi sẽ dành thời gian để suy nghĩ về những gì sẽ đến tiếp theo", bà chia sẻ khi thông báo từ chức vào thứ năm (14-11). Được biết bà Helmuth trở thành tổng biên tập của Scientific American vào tháng 4-2020 sau khi làm việc tại báo Washington Post.

Scientific American được coi là tạp chí xuất bản liên tục lâu đời nhất tại Mỹ, ra mắt vào năm 1845. Kimberly Lau, một thành viên cấp cao, cho biết việc bà Helmuth rời đi là tự nguyện và cảm ơn bà vì đã đưa tạp chí này đến với "các giải thưởng truyền thông khoa học lớn".

Nga tuyên bố hạ drone của Ukraine tại nhiều vùng

Ngày 15-11, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ các quan chức địa phương cho biết các đơn vị phòng không Nga đã đánh chặn một loạt máy bay không người lái (drone) của Ukraine ở một số vùng của Nga, gồm cả vùng biên giới Kursk.

Bộ Quốc phòng Nga nói lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 15 drone ở Kursk, 1 drone ở vùng Bryansk, 1 drone ở vùng Lipetsk, 1 drone ở vùng Oryol.

Thống đốc vùng Belgorod thông tin các cuộc tấn công đã làm vỡ cửa sổ một tòa chung cư và gây ra những thiệt hại khác tại đây.

Nga không nhượng bộ vấn đề Ukraine

Trả lời báo chí về đề nghị ngừng bắn lập tức và đàm phán hòa bình tại Ukraine của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, bà Zakharova khẳng định Matxcơva sẽ không đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào liên quan đến "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Quan chức này khẳng định Matxcơva sẵn sàng làm việc với chính quyền Mỹ nhiệm kỳ tới về vấn đề Ukraine.

Tuy nhiên, đến nay Nga vẫn chưa nhận được phương án nghiêm túc và khả thi nào nhằm giải quyết các lo ngại an ninh chính đáng và mối lo về quyền của cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine.

"Đầu tiên, nước Nga đang hành động. Thứ hai, nếu ai đó nghĩ Nga sẽ nhượng bộ thì rõ ràng họ có trí nhớ ngắn hạn hoặc không hiểu biết rõ về vấn đề này", bà Zakharova chê trách.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh những điều khoản do chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cần phải được tiến hành đầy đủ để cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể kết thúc.

Bà Zakharova cũng cảnh báo người dân không đến Mỹ, Canada và một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào lúc này để không bị chính quyền "săn đuổi".

"Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ đang ngày một đối đầu và ở bên bờ vực tan vỡ, những chuyến đi (của người Nga) đến Mỹ, dù vì mục đích cá nhân hay công vụ, đều tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng.

Chúng tôi kêu gọi các bạn tránh đến Mỹ và nước chư hầu đồng minh, bao gồm Canada và các nước EU (trừ một số thành viên nhất định) trong kỳ nghỉ lễ này", bà Zakharova nói.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: AFP

Cũng trong ngày 11-12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định chiến sự Ukraine đang là ưu tiên cao nhất của Matxcơva.

"Chiến dịch quân sự đặc biệt là ưu tiên tuyệt đối của đất nước chúng tôi. Tất cả mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ được hoàn thành", ông Peskov tuyên bố.

Khi được hỏi về tác động của việc chính quyền Syria dưới thời ông Bashar al-Assad bị lật đổ với Nga, người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Matxcơva vẫn đang giữ liên lạc với những bên đang nắm quyền ở Syria cũng như các nước tại Trung Đông.

Nhấn mạnh Nga muốn thấy tình hình ở Syria ổn định càng sớm càng tốt, ông cho biết: "Nga đã giúp Cộng hòa Hồi giáo Syria đương đầu khủng bố và ổn định tình hình trước khi (tình hình khủng bố) đe dọa cả khu vực. Chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức cho việc này.

Nga đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và để chính quyền ông Assad điều hành đất nước, tham gia vào những sự phát triển trong nước của họ. Không may, những phát triển trên đã dẫn đến tình hình hiện tại. Chúng ta cần đi tiếp khỏi thực tại đang diễn ra ngoài kia".

Người phát ngôn Điện Kremlin cũng chỉ trích việc Israel thực hiện hàng trăm cuộc không kích, đồng thời tiến quân vào nhiều khu vực trong lãnh thổ Syria sau khi chính quyền ông Assad sụp đổ.

Dù Tel Aviv khẳng định động thái trên nhằm tạo một "vùng đệm" để bảo đảm an ninh cho nước này, ông Peskov vẫn khẳng định hành động này không thể khiến tình hình ở Syria ổn định trở lại.

Trước đó, bà Zakharova cũng chỉ trích những cuộc tấn công trên vi phạm hoàn toàn hiệp ước năm 1974 giữa Israel và Syria nhằm kết thúc cuộc chiến Yom Kippur, hay còn gọi chiến tranh Israel - Ả Rập thứ 4.

Đại diện Bộ Ngoại giao Nga còn khẳng định các cơ sở và tài sản của Nga trên lãnh thổ nước này được bảo vệ bởi những quy định của luật pháp quốc tế.

Nga có một căn cứ không quân và một căn cứ hải quân lớn ở Syria. Trong đó, căn cứ hải quân Tartous là trung tâm bảo dưỡng và tiếp tế tàu duy nhất của Nga trên Địa Trung Hải.

(CAO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga sẽ bị Moscow coi là sự tham gia trực tiếp của khối này vào cuộc chiến.

Bình luận của Putin được đưa ra khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và phương Tây ngày càng để ngỏ khả năng dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng các hệ thống vũ khí tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công sâu vào đất Nga.

"Điều này có nghĩa là các nước NATO - Hoa Kỳ và các nước châu Âu - đang có chiến tranh với Nga" – ông Putin nói với các phóng viên hôm 12/9.

"Và nếu đúng như vậy, thì khi cân nhắc đến sự thay đổi về bản chất của cuộc xung đột, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định phù hợp để ứng phó với các mối đe dọa mà chúng tôi sẽ phải đối mặt" – ông Putin nói thêm.

Mặc dù Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách của mình để cho phép các cuộc tấn công xuyên biên giới hạn chế vào Nga bằng vũ khí do Washington cung cấp, nhưng chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn chưa cho phép các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa hơn.

Các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào bên trong nước Nga có thể làm leo thang xung đột và khiến Nga tiếp tục cáo buộc Mỹ là một phần của cuộc chiến. Một quan chức Hoa Kỳ nói với CNN rằng tình báo nước này phát hiện Nga đã di chuyển một số tài sản ra khỏi tầm với của các vũ khí tấn công tầm xa.

Trong chuyến thăm gần đây tới Kyiv, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra đề xuất mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay rằng Nhà Trắng vẫn có thể dỡ bỏ các hạn chế theo sự thay đổi chiến lược.

Nga bị phá huỷ sau vụ tấn công của Ukraine ở bán đảo Crimea

"Ngay từ ngày đầu tiên, như các bạn đã nghe tôi nói, chúng tôi đã điều chỉnh và thích nghi khi nhu cầu thay đổi, khi chiến trường thay đổi, và tôi không nghi ngờ gì rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy khi tình hình thay đổi" - Blinken phát biểu cùng với ngoại trưởng Ukraine - Andrii Sybiha và ngoại trưởng Anh - David Lammy.

Blinken cho biết ông đã thảo luận về các hạn chế với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và sẽ báo cáo lại với Tổng thống Biden. Biden đang phải đối mặt với áp lực trong nước từ các nhà lập pháp ở cả hai đảng để nới lỏng các hạn chế khi Ukraine đang phải vật lộn để củng cố các bước tiến trên chiến trường của mình.

Trong khi đó, nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Ukraine đã kêu gọi Biden cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa. Một nhóm các đảng viên Cộng hòa chủ chốt của Hạ viện cũng đã viết thư cho tổng thống Mỹ vào tuần này trước chuyến đi Ukraine của Blinken, lặp lại lời kêu gọi từ Zelensky về việc dỡ bỏ các hạn chế.

Mỹ lần đầu cung cấp cho Ukraine tên lửa thuộc hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội tầm xa (ATACMS), có tầm bắn tối đa khoảng 180 dặm (290 km) vào tháng 10/2023. Kyiv từ lâu đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cho phép sử dụng các hệ thống vũ khí có thể cung cấp phạm vi tiếp cận xa hơn bên trong lãnh thổ Nga.

Cho đến nay, Ukraine đã sử dụng nguồn cung cấp ATACMS tầm xa hiện có của mình để nhắm vào các tài sản có giá trị cao của Nga ở bán đảo Crimea bao gồm hệ thống phòng không, kho đạn dược và sân bay.

Nga huy động lượng lớn nam giới cho cuộc chiến ở Ukraine, khiến lực lượng lao động suy giảm, trong lúc nền kinh tế chịu áp lực từ lệnh trừng phạt.

Trong quý đầu năm nay, các công ty Nga chứng kiến tình trạng thiếu hụt nhân sự lớn nhất kể từ năm 1998, theo khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nga. Số lao động dưới 35 tuổi ở Nga cuối năm ngoái đã giảm khoảng 1,3 triệu, xuống còn 21,5 triệu, mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, theo phân tích của công ty tư vấn FinExpertiza.

Nhóm người này chiếm 29,8% trong tổng lực lượng lao động 72,1 triệu người của Nga. Hồi tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp của Nga đạt mức thấp nhất thời hậu Liên Xô, khi các công ty, nhà xưởng rơi vào tình trạng khát lao động.

Theo FinExpertiza, lệnh động viên khoảng 300.000 nam giới nhập ngũ hồi cuối năm ngoái đã khiến nhiều lao động trụ cột phải từ bỏ công việc để tới Ukraine tham chiến. Cùng với đó, làn sóng nam giới ồ ạt di cư ra nước ngoài để trốn lệnh động viên cũng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động ở Nga, quốc gia chứng kiến đà suy giảm dân số những năm qua.

Hậu quả là Nga thiếu nhiều lao động ở mọi lĩnh vực, từ lập trình viên, kỹ sư đến thợ hàn hay công nhân khoan dầu. Đây là những nghề cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ chiến dịch ở Ukraine.

Để ngăn tình trạng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tháng trước yêu cầu tiến hành các biện pháp ngăn tình trạng chảy máu nhân lực, trong đó có chính sách ưu đãi tài chính và xã hội cho người lao động. Chính phủ Nga cũng đã đề xuất phương án giảm thuế, cho vay và thế chấp ưu đãi để lôi kéo lao động trong lĩnh vực công nghệ.

Bộ Tài chính Nga còn công bố kế hoạch đánh thuế hàng trăm nghìn người di cư sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Trung Á kể từ khi xung đột bắt đầu nhưng vẫn làm từ xa cho công ty Nga. Một số nghị sĩ đe dọa tịch thu tài sản của người Nga rời đất nước, dù chưa có luật nào về vấn đề này được thông qua.

Công nhân làm việc tại nhà máy gang thép Magnitogorsk ở thành phố Magnitogorsk, Nga hồi tháng 10/2022. Ảnh: Reuters

"Mất nguồn nhân lực còn gây tác động tới kinh tế lớn hơn các lệnh trừng phạt", Vasily Astrov, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna ở Áo, nói. "Việc mất những người có trình độ, những lao động tay nghề cao sẽ gây áp lực cho triển vọng kinh tế trong nhiều năm tới".

Khi khan hiếm lao động, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh nguồn nhân lực sẽ phải tăng lương, khiến lợi nhuận công ty giảm và đe dọa các kế hoạch đầu tư. Ngân hàng Trung ương Nga cũng cảnh báo việc chi trả mức lương cao cho lao động sẽ góp phần thúc đẩy lạm phát.

Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, hội nghị kinh tế hàng đầu của Nga, đã dành hơn chục phiên họp để thảo luận về các vấn đề thị trường lao động. Ngân hàng Trung ương Nga nói trong bối cảnh khan hiếm nam giới trong độ tuổi lao động, các công ty sản xuất ngày càng phải tuyển nhiều phụ nữ và công nhân lớn tuổi.

Yuliya Korochkina, giám đốc nhân sự của công ty cung cấp vật liệu xây dựng Trade Systems Technonicol, cho biết công ty đang thiếu lao động cơ bản và chuyên gia. Để khắc phục tình hình, công ty đã hạ tiêu chí tuyển dụng, tăng cường làm việc từ xa và tự động hóa, cũng như giới thiệu nhiều chương trình tạo động lực hơn cho người lao động.

"Chúng tôi đang học cách tối đa hóa công việc với nguồn nhân lực tối thiểu", bà nói.

Nhờ nguồn doanh thu lớn từ dầu và khí đốt, nền kinh tế Nga đến nay không suy giảm sâu như kỳ vọng của các nước phương Tây khi áp loạt lệnh trừng phạt mạnh tay từ khi xung đột bùng phát. Tuy nhiên, việc sụt giảm doanh thu năng lượng, tác động ngày càng tăng từ các lệnh trừng phạt công nghệ báo trước tương lai rắc rối với nền kinh tế Nga.

Các quan chức Nga thừa nhận tình trạng thiếu lao động cũng làm tổn hại tăng trưởng kinh tế của nước này.

"Thị trường lao động là hạn chế đáng kể đối với việc tăng sản lượng", Elvira Nabiullina, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, nói. Bà đề cập tới tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành chế tạo máy, luyện kim, khai thác mỏ và khai thác đá, những ngành công nghiệp quan trọng đối với những gì Nga cần cho cuộc chiến ở Ukraine.

Trong chuyến thăm nhà máy sản xuất máy bay ở thành phố Ulan-Ude, Đông Siberia hồi tháng 3, ông Putin nói việc thiếu chuyên gia trình độ cao cản trở sản xuất quân sự.

"Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp hiện phải làm việc với ba ca mỗi ngày và thiếu chuyên gia, đặc biệt là những người có trình độ cao", ông nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm nhà máy sản xuất máy bay ở thành phố Ulan-Ude, Đông Siberia hồi tháng 3. Ảnh: Sputnik

Hơn một triệu người đã rời Nga kể từ khi xung đột Ukraine bắt đầu cuối tháng 2 năm ngoái. Dù một số họ trở về, làn sóng di cư ồ ạt đó đã làm trầm trọng thêm vấn đề nhân khẩu học của Nga. Do tỷ lệ sinh thấp, dân số Nga, hiện khoảng 145 triệu người, có thể giảm hơn 1% vào cuối thế kỷ này, theo ước tính của Liên Hợp Quốc.

Nga dường như bù đắp thiếu hụt trong thị trường lao động bằng nguồn nhân lực nhập cư từ các nước láng giềng, đặc biệt ở vùng Trung Á. Ngân hàng Trung ương Nga cho biết lượng lao động nhập cư vào Nga tăng từ năm ngoái, nhưng số chuyên gia nước ngoài có trình độ cao giảm 29%.

Khoảng 35% công ty sản xuất báo cáo tình trạng thiếu lao động trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 1996, theo khảo sát hàng tháng của Viện Chính sách Kinh tế Gaidar của Nga.

Marina Petuhova, giám đốc nhân sự công ty sản xuất thiết bị điện EFK, thừa nhận họ đang gặp khó khăn trong tìm kiếm các kỹ sư, nhà thiết kế và quản lý sản phẩm. EFK đã tăng cường đào tạo và khuyến khích người lao động ở tất cả các nhóm tuổi, gồm cả người đã về hưu.

"Thiếu lao động ảnh hưởng đến khả năng tung ra sản phẩm mới cho công ty, năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn tới suy giảm doanh số bán hàng và thương hiệu của công ty", bà nói.

Hơn một nửa doanh nghiệp Nga đối mặt tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong khi thời gian cần thiết để tìm kiếm một ứng viên phù hợp đã tăng gần gấp đôi, theo nghiên cứu hồi tháng tư của công ty tư vấn Yakov & Partners ở Moskva và HH.ru, nền tảng tuyển dụng lớn nhất ở Nga.

"Việc tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này chắc chắn dẫn tới giảm năng suất của công ty", Natalia Danina, người đứng đầu bộ phận phân tích của HH.ru, nói.