Điện Biên Phủ - tiếng sấm "chấn động địa cầu" - Bài 1: Thức tỉnh các nước thuộc địa, nửa thuộc địa
Điện Biên Phủ - tiếng sấm "chấn động địa cầu" - Bài 1: Thức tỉnh các nước thuộc địa, nửa thuộc địa
Thắng lợi của Điện Biên Phủ cũng đã lan rộng đến các nước Mỹ Latin. Từ năm 1954 đến 1960 có 11 chính phủ bù nhìn do Mỹ dựng lên ở châu Mỹ Latin bị lật đổ, như: El Salvador (1956), Uruguay, Brazil, Venezuela (1958), Cuba (1959)... Trong khi đó, ở châu Á, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, một số nước đã giành được độc lập từ tay thực dân như Malaysia (ngày 31-8-1957), Singapore (ngày 3-6-1959). Năm 1959, Anh phải công bố hiến pháp riêng cho Brunei. Tháng 4-1955, theo sáng kiến của các nước Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Myanmar, Hội nghị đoàn kết Á-Phi đã nhóm họp tại Bandung (Indonesia), đánh dấu việc các nước Á-Phi bắt đầu bước lên vũ đài quốc tế và tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, các dân tộc Á-Phi đã đoàn kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Như vậy, có thể khẳng định, ảnh hưởng và tác động trực tiếp của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng của các nước bị áp bức và bóc lột; góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc quay trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19/12/1946, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nhất tề bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻ thù xâm lược.
Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng mở rộng, chính quyền nhân dân được củng cố. Đến năm 1953, nhân dân và quân đội ta đã làm chủ trên chiến trường. Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu - Đông năm 1953, thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Na-va tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Kế hoạch Na-va là kế hoạch chung, là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Pháp và Mỹ đã lập 07 sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn làm nắm đấm thép.
Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng. Quân và dân ta đã phối hợp với quân và dân các nước Lào, Campuchia liên tiếp mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng của địch, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, đẩy chúng vào tình thế bị động chiến lược. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, đây là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới, được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm; hệ thống hỏa lực mặt đất có 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đại đội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần máy bay lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tướng Na-va coi như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Na-va.
Trước tình hình đó, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.
Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội ta đã ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định đúng đắn nhưng thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác hơn nên có những việc ta phải chuẩn bị lại từ đầu, như là việc tổ chức, bố trí hệ thống hỏa lực chiến dịch. Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa, nay lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã mưu trí dũng cảm tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 01 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; đại tá Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian. Na-va hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải xin đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh lừng lẫy năm châu “chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, liên quan đến việc gần đây, phát sinh tình trạng lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc, bỏ hợp đồng, di cư trái phép sang nước khác…, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lao động Việt Nam làm việc tại Romania, Bộ có công văn yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại Romania.
Rừ năm 2018 đến nay, Romania đã tiếp nhận gần 11.000 lao động Việt Nam. Đây là thị trường trọng điểm, tiềm năng, thủ tục cấp visa thông thoáng, có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài; lao động Việt Nam làm việc tại Rumani phần lớn có việc làm, thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, gần đây đã phát sinh tình trạng lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc nghe theo đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ di cư trái phép sang nước khác..., gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người lao động Việt Nam làm việc tại Romania.
Để giữ ổn định, phát triển thị trường lao động Romania, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động.
Đối với công tác tuyển chọn, đào tạo lao động, doanh nghiệp cần tuyển chọn trực tiếp người lao động, sàng lọc, lựa chọn những lao động thực sự có nhu cầu đi làm việc hợp pháp tại Romania; tổ chức đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đáp ứng yêu cầu của đối tác, không đưa lao động đi làm việc tại Romania khi chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp thực hiện giáo dục định hướng cho người lao động đủ thời lượng, nội dung, chú trọng về phong tục tập quán, quy định pháp luật nước sở tại, các nội dung người lao động cần tuân thủ theo hợp đồng lao động ký với người sử dụng; công khai, minh bạch chí phí của người lao động trước khi đi, quy trình giải quyết tranh chấp giữa người lao động và các bên liên quan trong thời gian làm việc tại Romania; phổ biến cho người lao động về những rủi ro nếu bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc và trách nhiệm tuân thủ pháp luật nước sở tại.
Đặc biệt, chủ động, phòng ngừa các đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ bỏ hợp đồng hoặc di cư sang nước thứ ba. Trong thời gian người lao động tham gia khóa đào tạo, doanh nghiệp phải theo dõi, rà soát, loại khỏi danh sách lao động không thực sự có nhu cầu sang Romania làm việc, lao động có ý thức, kỷ luật không tốt, lao động ham chơi cờ bạc, nghiện rượu.
Doanh nghiệp rà soát danh sách lao động bỏ trốn theo quê quán (thôn/xóm, xã/phường...) để xác định các địa phương có nhiều lao động bỏ hợp đồng, trốn sang nước thứ ba để có phương án tuyển chọn phù hợp cho các đợt tuyển dụng tiếp theo.
Đối với công tác quản lý lao động, doanh nghiệp cần xây dựng phương án quản lý hiệu quả, phù hợp với số lượng đưa đi; đối với những nơi có nhiều lao động Việt Nam cùng làm việc, cần tổ chức quản lý theo mô hình tổ, đội, nhóm nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh để xử lý, giải quyết dứt điểm; tích cực, chủ động thông tin, phối hợp với người sử dụng lao động, Đại Sứ quán Việt Nam tại Romania trong quản lý, giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến lao động.
Doanh nghiệp cần trao đổi với người sử dụng về các biện pháp giám sát, thực hiện quy chế làm việc, nội quy sinh hoạt đối với người lao động, nhằm hạn chế tình trạng người lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc; không để đối tượng xấu có cơ hội lôi kéo, dụ dỗ người lao động bỏ hợp đồng lao động hoặc di cư sang nước thứ ba.
Cùng đó, thông báo tới gia đình, địa phương về việc người lao động bỏ hợp đồng, đề nghị gia đình, địa phương phối hợp vận động, khuyên nhủ người lao động quay trở lại nơi làm việc hoặc trở về Việt Nam, tránh những rủi ro của việc cư trú, làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nêu rõ, phải thực hiện báo cáo định kỳ đúng quy định; báo cáo đột xuất kịp thời khi có vụ việc phát sinh tới Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani để được hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Công văn cũng yêu cầu kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Cụ thể, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra để phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là công tác tuyển chọn, đào tạo.
Doanh nghiệp phải công khai, minh bạch chí phí của người lao động trước khi đi; quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động chưa tốt dẫn đến người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc; đình chỉ có thời hạn đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm; rút giấy phép đối với doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp khi có thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân làm trung gian, môi giới, tổ chức đưa người lao động đi làm việc tại Romania bất hợp pháp, lôi kéo, dụ dỗ người lao động di cư sang nước thứ ba phải kịp thời báo cáo để Bộ đề nghị, phối hợp với cơ quan công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện./.