Ca dao tục ngữ về lao động mang theo cả một quá trình xây dựng và phát triển đất nước của ông cha ta. Những câu nói này chứa đựng truyền thống cần cù, tự giác, chịu thương chịu khó của người xưa.
Ca dao tục ngữ về lao động mang theo cả một quá trình xây dựng và phát triển đất nước của ông cha ta. Những câu nói này chứa đựng truyền thống cần cù, tự giác, chịu thương chịu khó của người xưa.
Dưới đây là tuyển tập các câu câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về thiên nhiên thời tiết; Ca dao về lao động sản xuất hay và ý nghĩa; Tục ngữ về lao động sản xuất; Ca dao về lao động sản xuất cần cù, tự giác... được ông cha ta truyền lại cho con cháu từ ngàn đời nay để nhắc nhở thế hệ mai sau: luôn chăm chỉ lao động sản xuất, có lương thực cho một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Mời các em cùng tham khảo để tăng thêm vốn ca dao, tục ngữ của mình nhé.
Tổng hợp ca dao, tục ngữ khuyến khích sản xuất để nhận lại kết quả xứng đáng.
Xem thêm các câu thơ về tôn sư trọng đạo được The Poet Magazine tổng hợp. Rất nhiều tục ngữ, thành ngữ ý nghĩa như lời khuyên, chỉ dạy của ông bà ta về sự tôn trọng thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.
Ca dao Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi công việc mà còn khắc họa mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên:
“Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái,Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.”
Lời nhắn nhủ chân thành, mộc mạc mà đầy ý nghĩa. Người nông dân coi trọng từng tấc đất, bởi đất chính là nguồn sống, là nơi bắt đầu của mọi mùa vụ.
Những câu ca dao về lao động không chỉ đơn thuần là lời thơ mà còn chứa đựng bài học sâu sắc. Đó là lòng biết ơn đối với người lao động, là ý thức gìn giữ giá trị truyền thống, và là lời nhắc nhở mỗi người hãy trân trọng những thành quả đạt được.
Ca dao về lao động sản xuất là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Qua những vần thơ giản dị nhưng sâu sắc, chúng ta không chỉ thấy được sự vất vả mà còn cảm nhận được vẻ đẹp, niềm vui và sự đoàn kết trong lao động. Đây là nguồn cảm hứng bất tận, luôn nhắc nhở chúng ta về giá trị của công sức và lòng biết ơn với những gì thiên nhiên ban tặng.
Hãy để mỗi câu ca dao tiếp tục sống mãi, như lời tri ân sâu sắc với những người đã xây dựng nên nền móng cho đất nước hôm nay.
VOH - Những câu tục ngữ ca dao về lao động sản xuất thường có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, bởi đó là những kinh nghiệm thực tế được đúc kết và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Không ai biết chính xác thời gian ra đời của các câu tục ngữ ca dao về lao động sản xuất là từ bao giờ. Chỉ biết rằng đó là những bài học quý báu, sự chiêm nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đến cho mọi người niềm tin, động lực, khích lệ sự hăng say trong công việc.
Tục ngữ về lao động sản xuất nằm trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những câu tục ngữ ấy được đúc kết từ chính kinh nghiệm sống của ông cha ta thông qua lao động sản xuất hàng ngày.
Bên cạnh sự cần cù, chăm chỉ siêng năng thì tinh thần tự giác trong lao động sản xuất cũng vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ mang đến sự hiệu quả trong sản xuất. Dưới đây là một số câu ca dao về lao động sản xuất tự giác:
1. Của đời cha mẹ để cho, Làm không, ăn có, của kho cũng rồi. Muốn no thì phải chăm làm, Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi.
2. Lúa khô nước cạn ai ơi, Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu.
3. Ai ơi sớm tối chuyên cần Cày sâu cuốc bẫm có phần về sau.
4. Đói thì đầu gối phải bò, Cái chân hay chạy, cái giò hay đi.
5. Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
6. Gỗ kiền anh để đóng cày Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa Răng bừa tám cái còn thưa Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.
Có thể nói, những câu ca dao tục ngữ về lao động sản xuất thường mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Đồng thời, thông qua những câu ca dao tục ngữ thành ngữ trên cũng sẽ giúp bạn có được thêm nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân mình.
Đừng quên theo dõi VOH Sống đẹp để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.
Lười nhác lao động sản xuất chỉ mang tới cuộc sống thiếu thốn, khốn khó. Ca dao khuyên bạn nên chăm chỉ làm việc để tích luỹ và tận hưởng trọn vẹn nét đẹp nhân gian.
Từ xa xưa, hình ảnh người nông dân với đồng ruộng mênh mông, cánh cò bay lả đã đi vào thơ ca một cách tự nhiên:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Chỉ qua hai câu ca dao, hình ảnh người nông dân hiện lên rõ nét với bao gian lao, mồ hôi và nước mắt đổ xuống để làm ra hạt gạo. Hạt cơm không chỉ là thành quả lao động mà còn là biểu tượng cho ý chí bền bỉ và sức sống mãnh liệt của người Việt.
Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Những thành ngữ về lao động sản xuất thể hiện rõ bài học được đúc kết qua quá trình làm việc lâu dài, quan sát cẩn thận.
Những câu ca dao tục ngữ về học tập cũng nhắc đến các vần thơ này như lời khen ngợi người nông dân. Rất nhiều câu về lao động được đưa vào làm đề thi phân tích văn học của chương trình phổ thông.
Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng càyAi ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần!
Ơn trời mưa nắng phải thìNơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.Công lênh chẳng quản bao lâuNgày nay nước bạc, ngày sau cơm vàngAi ơi! chớ bỏ ruộng hoangBao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Người ta đi cấy lấy côngTôi nay đi cấy còn trông nhiều bềTrông trời, trông đất, trông mâyTrông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêmTrông cho chân cứng đá mềmTrời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Những lời dạy về sự chăm chỉ, tự mình lao động mới mang tới cuộc sống ấm no. Dù cho cha mẹ để lại tài sản cũng “miệng ăn núi lở”, không thể duy trì lâu dài.
Ca dao tục ngữ về lao động vừa là lời khuyên của ông bà ta, vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống dân tộc. Chăm chỉ sản xuất, làm việc mới giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ.
Chuyên mục Ca dao, tục ngữ, thành ngữ tại The Poet Magazine đã sưu tầm hơn 1000 câu ca hay được lưu truyền trong dân tộc. Bạn có thể theo dõi để hiểu thêm về các đức tính tốt, cách lao động sản xuất, thể hiện tình yêu thương của ông bà ta.
Ca dao Việt Nam là tấm gương phản chiếu đời sống và tâm hồn người dân lao động. Trong mỗi câu ca dao, người đọc không chỉ thấy hình ảnh lao động sản xuất gắn bó với đất nước, mà còn cảm nhận được tinh thần lạc quan, sự cần cù và tình yêu thương chan hòa giữa con người với thiên nhiên.
Đọc những câu ca dao về lao động sản xuất dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn sự khổ cực, lo lắng của những người nông dân để làm ra hạt thóc. Tuy vất vả là vậy nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ, yêu đời.
1. Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu. Công lên chẳng quản lâu đâu, Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
2. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
3. Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng, đá mềm Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.
4. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
5. Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.
6. Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
7. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
8. Tỏ trăng mười bốn được tằm Tỏ răng hôm rằm thì được lúa chiêm.
9. Trời mưa trời gió đùng đùng Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu Đem về trồng bí trồng bầu Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
10. Tháng Chạp là tháng trồng khoai, Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà. Tháng Ba cày vỡ ruộng ra, Tháng Tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
11. Ngày thì đem thóc ra phơi, Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay. Một đêm là ba cối đầy Một tay xay giã, một tay giần sàng Tháng Ba ngày Tám rỗi ràng, Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.
12. Cơm ăn một bát sao no Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng Sâu cấy lúa, cạn gieo bông Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.
13. Mồng chín tháng chín có mưa Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. Mồng chín tháng chín không mưa, Thì con bán cả cày bừa đi buôn.
14. Buồn tình thúng lủng sàng hư, Mãn mùa tính lại không dư đồng nào.
15. Bao giờ đom đóm bay ra, Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
16. Bắc thần đã mọc xê xê, Chị em thức dậy lo nghề đi buôn.
17. Bao giờ cho hết tháng ba, Bồ nông no ấm ở nhà nghỉ ngơi.
18. Em là con gái nhà nông, Thấy anh gánh lúa vừa mừng vừa thương. Mồ hôi ướt đẫm trán lưng, Hỏi anh bát nước chè xanh, Thi nhau ta gánh cho nhanh bạn cùng.
19. Thân em vất vả trăm bề, Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu. Có lược chẳng kịp chải đầu, Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
20. Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa Vừa trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh Tháng Tám lúa trổ đã đành Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người Khó khăn làm mấy tháng trời Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông Cắt rồi nộp thuế nhà công Từ rày mới được yên lòng ấm no.
21. Quanh năm, cấy hái cày bừa Vụ chiêm tiết hạ, vụ mùa tiết đông.
22. Nuôi tằm cần phải có dâu, Muốn cho dâu tốt phải mau vun trồng. Vườn thì cuốc rãnh thong dong, Cách nhau hai thước đặt hông cho đầy. Giống dâu ưa nước xưa nay, Nhưng mà ngập hết thì cây cũng già.